logo vui cười lên
hotline-header

Các loại bệnh ở gà và cách điều trị


Cách bệnh lây nhiễm của gà không tự nhiên xuất hiện trong đàn gà, hầu hết các bệnh của gà đều bắt nguồn từ bên ngoài thông qua những hình thức lây truyền mà chúng ta thường không chú ý tới, như việc vô tình mang virut lây bệnh trên quần áo, dày dép, trang thiết bị chăn nuôi khi chăm sóc đàn gà. Một số hình thức lấy bệnh phổ biến khác như lây bệnh thông qua thức ăn, loài động vật khác, sâu bọ, chim di cư, và phổ biến nhất là lây bệnh từ đàn gà này sang đàn gà khác.

>>> Máy ấp trứng/Máy ấp trứng 50 trứng/Máy ấp trứng 100 trứng/Máy ấp trứng 200 trứng

>>> Máy ấp trứng 600 trứng/Máy ấp trứng 1000 trứng/Máy ấp trứng 2000 trứng/Máy ấp trứng 3000 trứng

Bài viết này tôi sẽ đề cập đến một số bệnh ở gà và cách điều trị hiệu quả. Trong quá trình chăn nuôi, yếu tố quan trọng nhất để có đàn gà khỏe mạnh đó là phải chọn giống tốt, khỏe ngay từ đầu thì sau này gà sẽ ít bệnh tật, tiếp theo là yếu tố giữ vệ sinh môi trường chăn nuôi luôn sạch sẽ, tiêm vacxin phòng bệnh định kỳ, phun thuốc khử trùng môi trường nuôi thường xuyên….Làm như vậy sẽ luôn đảm bảo chăn nuôi gặp thuận lợi, ít bệnh dịch, chất lượng gà được nâng cao, hiệu quả kinh tế cao hơn….

ga dong tao

Các biện pháp phòng bệnh ở gà nên thực hiện

  • Cách ly đàn gà: ngăn ngừa các bệnh ở gà đòi hỏi phải quản lý và thực hiện vệ sinh thích hợp, chẳng hạn như phải làm sạch  triệt để các thiết bị chăn nuôi và cơ sở vật chất với chất khử trùng thích hợp, giảm thiểu hoặc tuyệt đối không cho các đàn gà khác nhau tiếp xúc với nhau. Các biện pháp an toàn sinh học như hạn chế cho đàn gà tiếp xúc với người ngoài, ngăn ngừa tiếp xúc với gia cầm khác như vịt ngan, chim sẻ, bồ câu…..
  • Khử trùng chuồng trại: khử trùng thường xuyên chuồng trại nuôi gà là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất mà bạn nên thực hiện định kỳ. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi khử trùng: 

Sau mỗi lứa gà được thu hoạch, chuồng trại cần được làm sạch, dọn hết chất độn, phun nước rửa sạch các bề mặt sàn và tường của chuồng trại, sau đó sử dụng chất khử trùng phù hợp để làm sạch các bề mặt chuồng trại. Cần thời gian khoảng 30 phút để tác dụng của chất khử trùng phát huy tối đa hiệu quả sử dụng. Lưu ý là cần phải chờ các bề mặt chuồng trại thật khô trước khi sử dụng chất khử trùng, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để pha loãng hợp lý và sử dụng đúng cách. 

  • Kiểm dịch gà khi cần thiết: khi nhận thấy trong đàn gà có một cá thể nào đó có dấu hiệu của bệnh dịch, cần phải cách ly ngay lập tức và tiến hành một số biện pháp cần thiết để chẩn đoán bệnh chính xác. Sử dụng các biện pháp mạnh để ngăn chặn ngay từ đầu các dấu hiệu của bệnh dịch, qua đó mới có thể giảm thiểu mức thiệt hại tối đa cho chăn nuôi. 
  • Tiêm phòng bệnh cho gà: Tiêm phòng cho gà là cần thiết và phải thực hiện thường xuyên để đảm bảo gà luôn khỏe mạnh và tránh mắc các bệnh dịch phổ biến. Tuy nhiên với các hộ chăn nuôi gia đình thì việc tiêm phòng thường bị bỏ qua do chưa có kinh nghiệm, chưa thực hiện bao giờ, do thiếu hướng dẫn cụ thể của ban ngành chăn nuôi tại địa phương, do đó bệnh dịch thường xảy ra với các quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ. Tôi nhớ là vào đầu những năm 2ooo ở quê tôi thường xuyên xảy ra bệnh dịch cúm ở gà và chỉ những chăn nuôi nhỏ lẻ mới bị bệnh dịch. Đặc biệt với chăn nuôi thường xuyên có sự ra vào của gia cầm mới thì rất cần phải tiêm phòng để tránh bị lây lan bệnh dịch từ bên ngoài.
  • Cần nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh dịch: người chăn nuôi rất cần được trang bị kiến thức về các loại bệnh ở gà để có thể nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh dịch, qua đó sẽ sớm có các biện pháp điều trị phù hợp ngay từ đầu, sớm ngăn chặn bệnh dịch lây lan rộng ra cả đàn. 

Các bệnh ở gà và cách điều trị hiệu quả

 Nhìn chung, khi một con gà bị bệnh đều có dấu hiệu cơ bản như ít hoạt động, thụt cổ gần với cơ thể, bề ngoài xơ xác yếu ớt, nhưng không phải tất cả các bệnh đều có chung những dấu hiệu như nhau. Dưới đây là 11 loại bệnh ở gà thường gặp mà người chăn nuôi cần phải hiểu rõ.

  1.  Bệnh gà cắn mổ nhau

    Với các hiện tượng như gà liên tục mổ nhau ở khắp nơi trên cơ thể như đầu, cổ, cánh, hậu môn…làm chảy máu liên tục, đồng thời cũng làm những con gà khác xúm vào mổ tiếp, có thể vì sự tò mò hay sự khác biệt. Hành vi này có thể là tự nhiên hoặc cũng có thể là một hành động bất thường có thể dẫn tới cả đàn gà mổ nhau. Người chăn nuôi cần phát hiện sớm để tránh những thiệt hại không đáng có. Xem thêm >>

  2. Bệnh gà bị liệt chân

    Triệu trứng cụ thể của trường hợp này gà không thể tự đứng vững, không đi lại được, bộ xương không thể nâng nổi trọng lượng của cơ thể. Trong trường hợp nặng, gà sẽ nằm liệt một chỗ không ăn uống được và dẫn tới cái chết. Trong trường hợp nhẹ thì gà có thể đi lại được nhưng dáng đi chuệch choạc, xương phát triển không bình thường, dần dần gà bị tật ở chân. Xem thêm >>

  3. Bệnh thiếu Vitamin A ở gà

    Thiếu vitamin A đối với chăn nuôi gà là một vấn đề rất nghiêm trọng dẫn đến gà phát triển chậm, yếu, rối loạn vận động, xù lông, giảm đẻ, tỷ lệ nở của phôi thấp, tổn thương ở đường tiêu hóa gây tiêu chảy và tổn thương ở niêm mạc mắt gây mù mắt. Xem thêm >>

  4. Bệnh cầu trùng ở gà

    Triệu trứng cụ thể của bệnh cầu trùng ở gà là gà bị tiêu chảy, giảm cân nhanh, da tái nhợt nhạt, ủ rũ, nằm tụ đống kêu tiếng không bình thường. Gà bị nhiễm trùng nặng gây tiêu chảy ra máu và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Xem thêm >>

  5. Bệnh giun đũa ở gà

    Gà sống trong môi trường kém vệ sinh sẽ dễ bị mắc bệnh giun đũa, nếu tình trạng nặng gà sẽ bị mất máu, còi cọc, chậm lớn, chân khô, mồng nhợt nhạt, tiêu tốn thức ăn mà chậm lớn. Khi bị nhiễm nặng gà thường chết do tắc ruột hay tắc ống dẫn mật và có thể giảm tăng trọng đến 35%. Xem thêm >>

  6. Bệnh gumboro ở gà

    Bệnh gumboro ở gà là do virut gumboro gây ra, chúng tấn công vào túi fabricius (một túi chức năng nằm ở gần hậu môn gà) làm chúng xưng lên, xuất huyết, hoặc teo đi. Triệu trứng của gà bị bệnh là gà bay nhảy loạn xạ trong chuồng, mổ nhau liên tục, sau đó ủ rũ từng đám, xù lông, tụm đống lại, phân ỉa chảy nhớt màu trắng sữa hoặc xám xanh, gà gầy nhanh, đi không vững và chết. Nếu gà bị đồng thời các bệnh khác như bệnh cầu trùng, crd…thì tỉ lệ chết sẽ tăng cao.  Xem thêm >>

  7. Bệnh CRD ở gà

    Bệnh mycoplasma ở gà do các vi khuẩn có tên mycoplasma thuộc các chủng khác nhau gây ra trên gà (điển hình là bệnh CRD), biểu hiện chung nhất của dạng bệnh này là các triệu trứng như tiết dịch gỉ mũi, ho, sùi bọt mép, hắt hơi, vẩy mỏ, khò khè…nhiều dạng bệnh khác do loại vi khuẩn này gây ra như bệnh về hô hấp, chậm sinh trưởng, giảm tỉ lệ đẻ trứng, trứng chết phôi sớm trong quá trình ấp…Xem thêm >>

  8. Bệnh e.coli ở gà (Colibacillosis)

    Vi khuẩn ecoli là một loại vi khuẩn rất phổ biến với nhiều chủng khác nhau gây bệnh trên các loài vật nuôi, đặc biệt là ở gà. Bệnh e.coli ở gà có các triệu trứng điển hình như gà bơ phờ, ủ rũ, lông xù, khó thở và ho thường xuyên. Một vài triệu trứng khác có thể biểu hiện ở tiêu chảy, sưng phù đầu, tắc nghẽn gan và lá lách. Gà mới nở thường bị nhiễm trùng rốn, lòng đỏ chưa tiêu hết…Xem thêm >>

  9. Bệnh tụ huyết trùng ở gà

    Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một bệnh nhiễm trùng cấp tính và gây nhiễm trùng máu. Gà chết nhanh (cấp tính)  sau vài giờ phát bệnh với các triệu trứng như thân nhiệt tăng cao, bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, thở gấp, phân xanh lá cây, mặt tím tái, ngạt thở. Với thể nhẹ hơn (mãn tính) biểu hiện như ốm yếu, bỏ ăn, các khớp xương chân cánh bị xưng phồng, khò khè khó thở. Xem thêm >>

  10. Bệnh đậu gà

    Bệnh đậu gà có thể nói là rất phổ biến và dễ gặp phải khi chăn nuôi gà, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh ít hơn so với các bệnh ở trên. Đậu gà hay còn gọi là mụn vảy, chúng mọc trên khắp cơ thể gà, có thể mọc bên ngoài (đậu khô) ở những vị trí ít lông hoặc không có lông như đầu, mào, quanh mắt, da trong cánh, chân, hậu môn…hoặc có thể mọc ở bên trong (đậu ướt) ở những vị trí như trong miệng, họng, thanh quản…Xem thêm >>

  11. Bệnh thương hàn ở gà

    Bệnh thương hàn ở gà là một trong 3 thể bệnh do vi khuẩn salmonella gây ra ở gà. Bệnh thương hàn gây ra những hậu quả rất nặng nề. Với gà con, triệu trứng ủ rũ, mắt nhắm lim dim, không ăn uống, kêu liên tục và tụ tập gần đèn sưởi, tiêu chảy, phân dính hậu môn dẫn đến tắc, bụng to dần và chết. Với gà trưởng thành, bệnh thường kéo dài, mãn tính, gà gầy gò, nhợt nhạt, yếu ớt, tiêu chảy phân xanh, bụng to, đẻ trứng giảm, vỏ trứng xần xùi dính máu…..Xem thêm >>

  12. Bệnh bạch lỵ ở gà

    Bệnh bạch lỵ ở gà hay còn gọi là bệnh tiêu chảy phân trắng trên gà do vi khuẩn salmonella dạng chủng khác gây ra. Có thể nói bệnh bạch lỵ và bệnh thương hàn ở gà là một bệnh vì cùng do một loại vi khuẩn gây ra, chúng có các triệu trứng ở cả gà con và gà trưởng thành gần giống nhau. Xem thêm >>

  13. Gà còi cọc chậm lớn, nguyên nhân và cách điều trị

  14. Bệnh marek ở gà

  15. Bệnh newcastle ở gà (gà rù)                                                                                                                                           
  16. Bệnh gà bị khô chân

 (đang cập nhật tiếp)


Năm 2016, sản phẩm của chúng tôi có rất nhiều cải tiến mới, chất lượng luôn được nâng cao, sự hài lòng của khách hàng luôn là động lực để chúng tôi làm việc hăng say. Xem chi tiết tại Máy ấp trứng Mactech 2016.

 

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Thiết kế bởi vuicuoilen (2LAN theme)
zalo
Nhắn tin trên Zalo
hotline
Đặt hàng: 0969 610 118
bảo hành
Kỹ thuật: 0982 642 621