Có thể nói gà bị nhiễm giun sán là một trong những bệnh rất phổ biến ở gà do môi trường chăn nuôi không được khử trùng tốt, thức ăn kém chất lượng và cách phòng bệnh chưa được thực hiện đúng….Nhiễm giun sán làm cho gà bị gầy yếu, xù lông, da tái nhợt và luôn trong tình trạng ủ rũ, biếng ăn gây hậu quả nghiêm trọng đến chất lượng của đàn gà và giảm hiệu quả kinh tế.
>>> Tổng hợp các loại bệnh ở gà và cách điều trị
Bệnh giun đũa ở gà là điển hình của dạng bệnh giun sán do các loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến ở các loại gia cầm, những con giun trưởng thành loại lớn có thể dài tới gần 9 cm, chúng có thể gây tắc đường ruột khi số lượng quá lớn trong ruột gia cầm. Trong giai đoạn bệnh nặng, ấu trùng hay giun non di chuyển qua lớp niêm mạc của ruột, gây viêm nhiễm nặng. Gà dễ bị chết trong trường hợp trên hoặc bị tắc đường ruột mà chết nếu không được chữa trị kịp thời.
Triệu trứng của bệnh giun đũa ở gà
Khi gà mắc bệnh giun đũa sẽ có những triệu trứng rất dễ nhận biết, người chăn nuôi cần nhận biết sớm để có những phương pháp chữa trị kịp thời, tránh để lây lan trên diện rộng. Cũng giống như bệnh cầu trùng, bệnh giun đũa cũng có các triệu trứng như biếng ăn, ủ rũ, xù lông, tiêu chảy, gầy ốm, nhợt nhạt da, để ý kỹ hơn sẽ thấy trong phân gà có giun sán.
Bệnh giun đũa lây lan như thế nào
Bệnh giun sán rất dễ lây lan trực tiếp từ con này sang con khác thông qua ấu trùng và trứng vẫn sống lâu ngày trong phân, trong nền chuồng, khi những con gà khác ăn phải thì trứng giun sẽ nhanh chóng phát triển và sinh sản trong ruột gà. Do vậy việc phòng ngừa bệnh giun sán khá phức tạp và cần phải thực hiện đồng bộ từ khi bắt đầu nuôi như uống thuốc định kỳ, làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên.
Phòng ngừa bệnh giun đũa như nào
Vì trứng của giun sán có thể sống lâu ngày trong đất, trong phân gà nên để phòng ngừa bệnh tốt thì người chăn nuôi cần có không gian chăn nuôi rộng để thường xuyên thay đổi vị trí chăn nuôi theo từng năm, hoặc đơn giản hơn là thường xuyên thay đổi đệm lót chăn nuôi trong chuồng trại. Làm tốt điều này sẽ hạn chế rất nhiều nguy cơ bị nhiễm giun sán trong chăn nuôi gia cầm.
Điều trị bệnh giun đũa hiệu quả
Khi phát hiện ra bất cứ một con gà nào trong đàn bị nhiễm giun sán hoặc có triệu trứng như vậy thì việc đầu tiên là cần phải cách ly chúng sang những chuồng nuôi riêng và thay thế toàn bộ đệm lót chuồng nuôi nếu có thể, sau đó tiến hành cho gà sử dụng các loại thuốc sau để chữa trị kịp thời: như thuốc Piperazin, phenothiazin, tetramisol…đều có bán ở các hiệu thuốc thú y, người chăn nuôi có thể mua dễ dàng và có đầy đủ hướng dẫn sử dụng trong chỉ định sử dụng thuốc.
Ngày nay, việc chăn nuôi áp dụng những công nghệ khoa học tiên tiến sẽ giúp chăn nuôi được thuận lợi hơn từ việc ấp trứng gia cầm như dùng máy ấp trứng gà tự động đến xây dựng các hệ thống chuồng trại chăn nuôi tiên tiến luôn sạch sẽ bệnh tật, áp dụng chế độ ăn nghiêm ngặt, sử dụng các loại thuốc hay vacxin phòng bệnh ngay từ khi bắt đầu chăn nuôi …..Người chăn nuôi cần thay đổi trong cách thức chăn nuôi để tăng năng xuất và có thể cạnh tranh được với các khu vực chăn nuôi khác.
Năm 2016, sản phẩm của chúng tôi có rất nhiều cải tiến mới, chất lượng luôn được nâng cao, sự hài lòng của khách hàng luôn là động lực để chúng tôi làm việc hăng say. Xem chi tiết tại Máy ấp trứng Mactech 2016.