Hiện nay, đệm lót sinh học nói riêng hay chế phẩm sinh học nói chung đã được sử dụng rất phổ biến trong ngành chăn nuôi bởi những lợi ích to lớn mang lại cho người chăn nuôi để giải quyết những vấn đề nan giải từ trước tới nay như gây ô nhiễm môi trường, bệnh tật, chi phí làm vệ sinh chuồng trại, chi phí xử lý chất thải……Tuy rằng sử dụng đệm lót sinh học đã phổ biến trong ngành chăn nuôi nhưng cũng chỉ phổ biến ở một mức độ nhất định hoặc chỉ phổ biến với chăn nuôi quy mô công nghiệp, do đó với những chăn nuôi quy mô nhỏ phân bố rộng khắp ở các vùng nông thôn – khu dân cư vẫn chưa được áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới nên hiệu quả chăn nuôi quy mô nhỏ đạt chưa cao. Chính vì sự hạn chế này mà khu vực chăn nuôi nhỏ khó mạnh dạn đầu tư lớn cho việc phát triển chăn nuôi.
√ Một số dòng máy ấp trứng bán chạy nhất hiện nay với giá thành rất phù hợp
Lợi ích to lớn của đệm lót sinh học
Đệm lót sinh học là một lớp chất độn được dải trên nền chuồng nuôi với độ dày 10-15cm, có thể dùng chấu hoặc mùn cưa trộn với men sinh học (gồm chế phẩm Balasa và bột ngô, bột cám hoặc bột sắn), lớp chất độn này có tác dụng tiêu hủy hết phân gà, giảm mùi hôi, giảm ô nhiễm môi trường, giảm bệnh tật cho gà nuôi….đó cũng chính là những yếu tố gây cản trở việc mở rộng quy mô chăn nuôi trong khu vực đông dân cư.
Với các quy mô chăn nuôi nhỏ trong khu vực đông dân cư thì mùi hôi và chất thải gây ô nhiễm môi trường là vấn đề khó xử lý nhất để có thể duy trì chăn nuôi lâu dài và mở rộng quy mô chăn nuôi, với việc sử dụng đệm lót sinh học sẽ giúp người chăn nuôi giải quyết triệt để các vấn đề trên, đồng thời cũng tăng chất lượng vật nuôi, tăng chất lượng môi trường sống, giảm nhân công dọn chuồng trại, thời gian sử dụng lớp đệm lót lâu dài…. sau một thời gian sử dụng lâu dài, lớp đệm lót cũ cần thay mới và lớp đệm lót cũ có thể được sử dụng cho nông nghiệp, bón ruộng, làm tơi xốp đất đai.
Kỹ thuật làm đệm lót sinh học
1. Chuồng nuôi: chuồng nuôi cần thoáng mát, sạch sẽ, nền chuồng bằng ciment – gạch hoặc có thể là nền đất.
2. Rải đều chấu hoặc mùn cưa xuống nền chuồng (mùn cưa khô thì cần tưới nước sạch, chỉ đủ để tạo cho mùn cưa hơi ẩm), với gà úm cần rải nền với độ dày 5-7cm, gà thịt rải nền dày 10cm, gà đẻ rải nền 15cm.
Sau đó thả gà vào chuồng nuôi, chờ tới khi quan sát thấy phân gà rải đều khắp mặt lớp lót chuồng nuôi thì tiến hành rải men vi sinh đều lên bề mặt. Cụ thể như sau: với gà úm (gà con mới nở sau khi đã đưa ra khỏi máy ấp trứng ) thì cần chờ 7-10 ngày, với gà lớn thì chờ 2-3 ngày, quan sát thấy phân gà trải đều khắp mặt chuồng thì rải men vi sinh lên bề mặt lớp đệm lót sau đó xoa đều trên bề mặt.
Phải chờ có phân gà rải đều trên mặt chuồng mới tiến hành phủ men vi sinh vì khi đó phân gà chính là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật trong men vi sinh phát triển, giúp tiêu hủy hết phân gà thải ra.
3. Với chuồng nuôi có diện tích dưới 35 m² chúng ta vẫn thực hiện tạo đệm lót như các bước trên. Chuồng nuôi có diện tích trên 35 m² thì men vi sinh sau khi được trộn đều với bột ngô (hoặc bột cám, bột sắn) cần cho thêm nước vừa đủ để trộn bột tơi và không bị ướt, sau đó cho vào bao tải và cần đưa vào chỗ ấm để ủ trong thời gian từ 2-3 ngày, khi có mùi thơm – hơi chua thì đem rắc đều trên bề mặt lớp lót chuồng.
– Với diện tích chuồng dưới 35 m² thì cần trộn 1 kg chế phẩm Balasa với 1 kg bột ngô(bột cám, bột sắn) sau đó sử dụng luôn.
– Với diện tích chuồng từ 35 m² – 50 m² thì cần trộn 1 kg chế phẩm Balasa với 3 kg bột ngô (bột cám, bột sắn) sau đó đem ủ chỗ ấm để tăng lượng men vi sinh cần thiết, giảm chi phí sử dụng men.
Các lưu ý trong quá trình sử dụng đệm lót sinh học
– Lớp đệm lót sinh học cần phải đảm bảo khô trong suốt quá trình sử dụng mới đạt hiệu quả cao nhất, vì vậy cần tránh để ướt do mưa gió hoặc do nước từ máng uống đổ ra, nếu bị ướt cần phải thay ngay lớp chấu khô vào chỗ bị ướt.
– Trong quá trình sử dụng, các vi sinh vật trong men vi sinh sẽ tiêu hủy hết phân gà thải ra nên sau vài ngày phân gà thải ra nhiều trên bề mặt đệm lót thì cần phải cào nhẹ lớp bề mặt để phân gà được trộn đều với lớp đệm lót giúp men vi sinh tiêu hủy phân tốt hơn.
– Để tăng thời gian sử dụng của đệm lót sinh học thì cần đảm bảo chăn nuôi với tỉ lệ phù hợp, thời gian sử dụng có thể kéo dài cả năm, tiết kiệm rất nhiều chi phí cho người chăn nuôi.
– Đệm lót sinh học trong quá trình lên men tiêu hủy phân sẽ sinh nhiệt nên chú ý là cần làm mát chuồng nuôi vào mùa hè. Với gà con nuôi úm thì cần nhiệt độ cao hơn bình thường nên vấn đề này không ảnh hưởng gì, với gà nuôi đẻ chuồng tầng không trực tiếp tiếp xúc với đệm lót cũng không ảnh hưởng, nhưng với gà nuôi thịt và nuôi đẻ trực tiếp trên đệm lót thì người chăn nuôi cần chú ý phải làm mát chuồng vì lượng nhiệt do men sinh ra tương đối lớn, vào các tháng nóng bức nhất mà không chú ý sẽ dẫn tới hiện tượng gà chết ngạt, chết nóng. Chống nóng chuồng bằng cách làm mái chống nóng, tạo sự thông thoáng xung quanh chuồng nuôi, có thể sử dụng quạt hơi nước để làm mát chuồng.
(các bạn có thể tham khảo thêm tại website: chephamsinhhoc.net)
Năm 2016, sản phẩm của chúng tôi có rất nhiều cải tiến mới, chất lượng luôn được nâng cao, sự hài lòng của khách hàng luôn là động lực để chúng tôi làm việc hăng say. Xem chi tiết tại Máy ấp trứng Mactech 2016.