Nếu bạn là người mới bắt đầu sử dụng máy ấp trứng, chắc hẳn sẽ có nhiều bỡ ngỡ với các bước chuẩn bị, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, đảo trứng… Bài viết này sẽ hướng dẫn sử dụng máy ấp trứng lần đầu cho người mới từng bước một cách đơn giản – dễ nhớ – hiệu quả để đạt tỷ lệ nở cao ngay từ lần ấp đầu tiên.

1. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
Nhiều bạn mua máy về là dùng luôn không đọc hướng dẫn sử dụng luôn. Sau đó lại gọi điện hỏi nhà sản xuất là máy bị sao, máy dùng thế nào, ấp sao không nở, … thực tế mọi vấn đề đều ghi trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm máy rồi cớ gì không đọc. Vậy nên lời khuyên đầu tiên cho các bạn là đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
✅ Mẹo: nếu bạn mất sách hướng dẫn, hãy liên hệ nhà sản xuất để xin bản mềm của sách hướng dẫn. Bạn có thể đọc ngay trên điện thoại hoặc in ra giấy để đọc lại.

2. Kiểm tra máy trước khi sử dụng
Trước khi đưa trứng vào ấp, hãy thực hiện các bước sau:
- Vệ sinh máy sạch sẽ, đặc biệt là khay trứng, khay nước, quạt gió, cảm biến.
- Cắm điện và chạy thử máy không tải trong 1 – 2 giờ để đảm bảo các bộ phận hoạt động ổn định.
- Quan sát bộ điều khiển xem nhiệt độ, độ ẩm hiển thị có đúng không.
✅ Mẹo: Sử dụng nhiệt kế – ẩm kế rời để đối chiếu thông số thực tế trong máy.

3. Cài đặt nhiệt độ và độ ẩm phù hợp
Tùy vào loại trứng (gà, vịt, cút, bồ câu…) mà bạn thiết lập nhiệt độ và độ ẩm cho phù hợp:
- Trứng gà, chim công, chim trĩ: nhiệt độ 37.5oC
- Trứng vịt ngan ngỗng: nhiệt độ 37.2oC
- Trứng bồ câu, chim cút: nhiệt độ 37.3oC
Độ ẩm các bạn chỉ cần duy trì ở mức trên dưới 50% là được. Nếu máy có bộ tạo ẩm tự động bạn có thể chỉnh độ ẩm lên mức 55 – 60% vào mùa hè, 45 – 55% vào mùa đông.
✅ Mẹo: độ ẩm cũng quan trọng nhưng nhiệt độ chuẩn nở ok hết nhé.

4. Chuẩn bị trứng trước khi ấp
- Chọn trứng mới đẻ, không quá 5 – 7 ngày, vỏ sạch, không nứt, quả không méo mó, vỏ không bị dập.
- Không rửa trứng bằng nước vì dễ làm mất lớp màng bảo vệ.
- Nếu trứng để ở nơi lạnh, nên để ngoài nhiệt độ phòng 6 – 12 tiếng trước khi cho vào máy.
Xem thêm: Cách chọn trứng để ấp

5. Xếp trứng vào máy và khởi động quá trình ấp
- Đặt trứng nằm ngang hoặc đầu to hướng lên (tùy loại khay).
- Bật chế độ đảo trứng tự động (nếu có), hoặc ghi lịch đảo trứng tay (mỗi ngày 3 – 4 lần).
- Đổ nước vào khay nước để duy trì độ ẩm.
- Đóng kín máy và bắt đầu ấp.
✅ Lưu ý: trong quá trình ấp các bạn cần kiểm tra máy thường xuyên để đảm bảo các tính năng hoạt động tốt nhất là vấn đề đảo trứng tự động.

6. Theo dõi quá trình ấp
- Soi trứng sau 5 – 7 ngày để kiểm tra trứng có phôi hay không. Các trứng không có phôi nên loại ra ngay.
- Theo dõi thường xuyên màn hình điều khiển, đảm bảo nhiệt – ẩm luôn ổn định.
- Đảm bảo khay nước tạo ẩm không bị cạn hết nước.
✅ Lưu ý: nên soi trứng định kỳ lần đầu để kiểm tra phôi, lần thứ hai ở giữa giai đoạn ấp và lần thứ 3 khi trứng sắp nở.
Xem thêm: Cách soi trứng gà có trống

7. Giai đoạn trứng chuẩn bị nở
Giai đoạn trứng sắp nở bạn nên soi trứng trước 1 – 2 ngày. Nếu trứng có dấu hiệu nở (túi khí ở đầu to của trứng mở rộng ra) thì để nguyên cho trứng nở. Nếu chưa có dấu hiệu nở tăng nhiệt độ thêm 0,1 – 0,2oC để giúp trứng nở đúng ngày.
✅ Lưu ý: giai đoạn này cực kỳ quan trọng quyết định tỉ lệ nở nên bạn cần soi trứng và theo dõi thật sát sao trong 2 – 3 ngày khi trứng nở.
Xem thêm: Cách soi trứng gà sắp nở

8. Sau khi nở
- Chờ gà con khô lông trong máy (3 – 6 tiếng) rồi mới lấy ra cho vào chuồng úm.
- Dọn vệ sinh máy sau mỗi lần ấp để đảm bảo an toàn cho lần sau. Nếu máy bẩn vẫn có thể dọn vệ sinh trong khi máy đang ấp.
✅ Lưu ý: nhiều bạn không dọn vệ sinh máy mà ấp trường kỳ luôn, đến lúc máy hỏng gửi bảo hành về công ty thấy máy rất bẩn và có mùi nồng nặc. Để máy bẩn như vậy thì gà con nở ra cũng khó mà thở được chứ đừng nói gì đến tỉ lệ nở cao.

Sử dụng máy ấp trứng không khó nếu bạn làm đúng quy trình. Với người mới, nên bắt đầu với một mẻ ấp nhỏ (10 – 30 trứng) để làm quen. Khi đã thành thạo, bạn có thể mở rộng quy mô hoặc đầu tư máy ấp trứng công nghiệp. Chỉ cần đảm bảo làm đúng các bước chắc chắn sẽ cho kết quả ấp nở tốt ngay từ lần đầu.