logo vui cười lên
hotline-header

Các lỗi thường gặp khi ấp trứng bằng máy và cách xử lý


Sử dụng máy ấp trứng là giải pháp tiện lợi, hiệu quả cho chăn nuôi gia cầm, thủy cầm và cả các loại chim cảnh. Tuy nhiên, nếu vận hành không đúng cách hoặc máy gặp sự cố kỹ thuật, tỷ lệ nở sẽ giảm đáng kể. Trong bài viết này, chúng tôi – Mactech Việt Nam – sẽ chia sẻ các lỗi thường gặp khi ấp trứng bằng máy và cách xử lý để bà con đạt tỷ lệ nở cao nhất.

Các lỗi thường gặp khi ấp trứng bằng máy
Ấp trứng bằng máy

1. Trứng không nở hoặc nở rất ít

Nguyên nhân:

  • Nhiệt độ hoặc độ ẩm không đạt yêu cầu trong suốt thời gian ấp.
  • Trứng không có phôi hoặc phôi chết sớm do bảo quản sai cách.
  • Không đảo trứng đúng cách (thiếu đảo, đảo quá nhiều hoặc sai tư thế).
  • Đặt trứng sai chiều (đầu to quay xuống dưới).

Cách xử lý:

  • Kiểm tra lại thông số nhiệt độ và độ ẩm. Đo bằng nhiệt kế thủy ngân vài lần để biết nhiệt độ trong máy.
  • Dùng đèn soi trứng ngày 5 – 7, ngày 14 để loại bỏ trứng không phôi, trứng bị chết phôi.
  • Đảm bảo trứng được đảo đều mỗi ngày ít nhất 3 – 4 lần (nếu đảo tay).
  • Đặt trứng đúng chiều: đầu to hướng lên trên hoặc nằm ngang.

Xem thêm: Máy ấp trứng không nở

2. Trứng nở muộn hơn dự kiến

Nguyên nhân:

  • Nhiệt độ ấp thấp hơn mức chuẩn trong thời gian dài.
  • Độ ẩm quá thấp khiến màng trứng bị khô, phôi khó mổ vỏ.

Cách xử lý:

  • Đảm bảo nhiệt độ luôn ổn định trong suốt quá trình ấp.
  • Tăng độ ẩm giai đoạn nở bằng cách bổ sung nước thường xuyên, đặt khăn ẩm trong buồng ấp.

Xem thêm: Ấp trứng bằng máy bị nở muộn

Các lỗi thường gặp khi ấp trứng bằng máy
Các lỗi thường gặp khi ấp trứng bằng máy

3. Trứng nở sớm, con non yếu hoặc chết sau khi nở

Nguyên nhân:

  • Nhiệt độ ấp quá cao khiến phôi phát triển nhanh bất thường.
  • Trứng bị thiếu oxy hoặc máy kín quá không có lỗ thông khí.

Cách xử lý:

  • Đặt nhiệt kế độc lập để kiểm tra nhiệt độ thực tế, tránh lệch quá nhiều so với hiển thị.
  • Đảm bảo máy có lỗ thoát khí, thông thoáng vừa đủ.

4. Trứng bị nứt vỏ trong quá trình ấp

Nguyên nhân:

  • Do đảo trứng quá mạnh hoặc đặt sai cách.
  • Trứng bị va đập khi bỏ vào khay.

Cách xử lý:

  • Đặt trứng nhẹ nhàng vào khay, không để trứng chạm nhau quá nhiều.
  • Nếu đảo tay, nên nhẹ nhàng và đúng chiều nghiêng.
  • Khi thấy trứng bị nứt vỏ nên loại trứng đó ra vì ấp tiếp sẽ bị hỏng.
Các lỗi thường gặp khi ấp trứng bằng máy
Các lỗi thường gặp khi ấp trứng bằng máy

5. Máy không ổn định nhiệt độ hoặc độ ẩm

Nguyên nhân:

  • Cảm biến nhiệt độ/độ ẩm sai lệch.
  • Máy đặt ở nơi có gió, nắng hoặc thay đổi nhiệt độ thất thường.

Cách xử lý:

  • Đặt máy trong phòng thoáng, tránh gió lùa hoặc ánh nắng trực tiếp.
  • Kiểm tra lại cảm biến, nếu sai lệch lớn thì cần thay thế.

6. Quá trình nở không đồng đều

Nguyên nhân:

  • Trứng đặt quá sát nhau, luồng khí nóng không tuần hoàn đều.
  • Quạt gió yếu hoặc hỏng.
  • Trứng có kích thước khác nhau nhiều quả to quả nhỏ không đều.
  • Nhiệt độ trong máy không đều

Cách xử lý:

  • Không xếp trứng quá kín, để khoảng trống giữa các trứng.
  • Kiểm tra quạt có hoạt động đều không, nếu yếu thì thay quạt.
  • Giai đoạn ấp trứng nên chọn trứng có kích thước đồng đều.
  • Chọn máy ấp trứng có chất lượng tốt để đảm bảo nhiệt trong máy không bị chênh lệch nhiều giữa các vị trí.
Các lỗi thường gặp khi ấp trứng bằng máy
Các lỗi thường gặp khi ấp trứng bằng máy

7. Nở non, gà bị dị tật, chân khoèo, bụng to

Nguyên nhân:

  • Nhiệt độ quá cao hoặc độ ẩm không ổn định khiến phôi phát triển bất thường.
  • Giống trứng không đảm bảo chất lượng.
  • Phôi yếu, sát vỏ khiến con non lâu không đạp vỏ ra ngoài được. Con non bị kẹt trong vỏ thời gian dài khiến chân bị khèo.
  • Khi trứng nở mặt sàn trơn trượt khiến con non bị trượt chân dẫn đến choãi chân

Cách xử lý:

  • Giữ ổn định nhiệt độ đúng ngưỡng chuẩn.
  • Chọn trứng giống từ con bố mẹ khỏe mạnh, bảo quản đúng cách trước khi ấp.
  • Đảm bảo trứng nở đúng ngày sẽ hạn chế tình trạng phôi yếu, sát vỏ.
  • Lót một miếng thảm mút hoặc thảm lau chân dưới sàn cho gà nở ra có chỗ đứng không bị trơn trượt.

8. Không đảo trứng trong vài ngày đầu ấp

Nguyên nhân:

  • Quên đảo hoặc bộ đảo tự động hỏng mà không phát hiện.

Cách xử lý:

  • Kiểm tra hoạt động của bộ đảo thường xuyên.
  • Nếu đảo tay, nên đánh dấu trứng để biết đã đảo chưa.
chim bồ câu
Các lỗi thường gặp khi ấp trứng bằng máy

9. Phôi chết giữa chừng (ngày 7–14)

Nguyên nhân:

  • Trứng bảo quản quá lâu hoặc bảo quản sai cách trước khi đưa vào ấp.
  • Máy đột ngột mất điện hoặc nhiệt độ tăng/giảm đột ngột.

Cách xử lý:

  • Không dùng trứng quá 7 ngày tuổi.
  • Nếu khu vực hay mất điện, nên trang bị bộ lưu điện (UPS) hoặc ắc quy cho máy.

10. Vỏ trứng bị mốc, trứng có mùi hôi trong quá trình ấp

Nguyên nhân:

  • Trứng bị dính phân hoặc không vệ sinh sạch trước khi ấp.
  • Độ ẩm quá cao gây đọng nước trên vỏ trứng.

Cách xử lý:

  • Chọn trứng sạch, không có phân bám. Có thể lau nhẹ bằng khăn khô trước khi ấp.
  • Điều chỉnh độ ẩm vừa phải, tránh quá cao.
Các lỗi thường gặp khi ấp trứng bằng máy
Các lỗi thường gặp khi ấp trứng bằng máy

Kết luận

Máy ấp trứng là thiết bị rất hữu ích nhưng hiệu quả phụ thuộc nhiều vào cách sử dụng. Việc hiểu rõ các lỗi thường gặp và có biện pháp xử lý kịp thời sẽ giúp nâng cao tỷ lệ nở và chất lượng con giống. Nếu bạn gặp vấn đề khi sử dụng máy ấp trứng, đừng ngần ngại liên hệ với Mactech Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật miễn phí.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Thiết kế bởi vuicuoilen (2LAN theme)
zalo
Nhắn tin trên Zalo
hotline
Đặt hàng: 0969 610 118
bảo hành
Kỹ thuật: 0982 642 621