logo vui cười lên
hotline-header

Bệnh thương hàn ở gà và cách điều trị tận gốc


Bệnh thương hàn ở gà hay còn gọi là bệnh bạch lỵ thường gặp ở mọi lứa tuổi ở gà. Bệnh thương hàn thuộc tuýp bệnh nguy hiệm, tốc độ gây thiệt hại nhanh, lây lan nhanh, do vậy người chăn nuôi phải hiểu về bệnh và có phương án phòng bệnh sớm, hiệu quả.

benh-thuong-han-o-ga-de

Các triệu trứng rất phổ biến của bệnh thương hàn ở gà như gà ỉa chảy, phân trắng có nhiều dịch nhầy, gà ủ rũ, xù lông, kém ăn, khớp xưng to khó đi lại, phân dính bết hậu môn, trường hợp nặng khiến gà không ỉa được, chướng bụng và dẫn đến gà chết nhiều.

benh-thuong-han-o-ga-lon

Lứa tuổi gà mắc bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn có thể bộc phát ở mọi lứa tuổi, từ gà mới nở, gà được vài tuần tuổi tới gà mái đẻ….đặc biệt ở lứa tuổi gà mái đẻ thường dễ mắc bệnh hơn.

Gà con mới nở từ máy ấp trứng, khi đưa ra lồng úm nuôi ngoài được vài hôm thấy biểu hiện chướng bụng, bụng to, lòng đỏ không tiêu, phân dính hậu môn, liệt,… đó chính là các biểu hiện cơ bản khi gà con mắc bệnh.

benh-thuong-han-o-ga

Gà trưởng thành và gà mái đẻ khi mắc bệnh thương hàn sẽ có các biểu hiện tiêu biểu như tôi đã nói qua ở phần đầu của bài viết. Có thể nói đây là bệnh rất dễ phát hiện khi gà mắc bệnh bởi các triệu trứng rất dễ nhận biết và điển hình của dạng bệnh này.

(Xem thêm: Bệnh đậu gà và cách điều trị phù hợp)

Cách phòng bệnh thương hàn ở gà

Cách phòng bệnh đơn giản nhất và cũng quan trọng nhất đó chính là giữ vệ sinh sạch bệnh cho chuồng nuôi. Sử dụng các chất khử trùng chuồng trại thường xuyên để đảm bảo môi trường sạch sẽ, hạn chế tối đa vi rút gây bệnh.

Điều kiện thời tiết hoặc môi trường sống không thuận lợi như trời quá nóng hoặc quá lạnh, chuồng ẩm ướt, nhiều phân, gà thường đói…cũng là những yếu tố dễ thúc đẩy bệnh thương hàn bùng phát mạnh. Vì vậy người chăn nuôi cần chú ý đến điều kiện chăn nuôi để tránh bệnh dịch xảy ra.

Các loại thuốc được sử dụng để phòng bệnh thương hàn chủ yếu là các loại thuốc tăng sức đề kháng và kháng sinh. Mục đích là giúp gà khỏe mạnh hơn, sức đề kháng cao hơn, khi đó chính bản thân cơ thể gà khỏe mạnh sẽ chống lại các loại virut gây bệnh. Tăng sức đề kháng có thể dùng AMILYTE, UNISOL 500,  VITROLYTE, SORAMIN, LIVERCIN, ZYMEPRO, PERFECTZYME…còn kháng sinh có thể dùng MOXCOLIS, AMOXY 50, NEXYMIX…

(Xem thêm: Bệnh tụ huyết trùng ở gà, cách điều trị tận gốc)

Cách điều trị bệnh thương hàn ở gà

Theo biện pháp chung, khi các bạn bắt đầu thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh thì cần cách ly ngay lập tức những con gà bị bệnh để điều trị riêng.

  • Sử dụng các biện pháp khử trùng cần thiết đối với tất cả các chuồng nuôi liên quan và ở gần khu vực phát bệnh.
  • Sử dụng chất điện giải SORAMIN, LIVERCIN để giải độc và tăng chức năng gan thận, uống liên tục đến khi khỏi bệnh.
  • Sử dụng thêm các loại vitamin tổng hợp, vitamin k để tăng sức đề kháng cho gà, xem hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc theo ý kiến của bác sỹ thú y.
  • Sử dụng ZYMEPRO hoặc PERFECTZYME trộn với thức ăn để bổ xung men tiêu hóa, giúp gà dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn, nhanh khỏi bệnh.

(Xem thêm: Tổng hợp về các loại bệnh phổ biến ở gà)

 Tham khảo thêm:

Đối với gà nuôi thịt và gà đẻ trứng thương phẩm có thể dùng các thuốc kháng sinh để trị bệnh như sau: Vimexysone C.O.D (tím), Vimefloro F.D.P, Vime – Baciflor. Cần bổ sung thêm những thuốc sau giúp gà mau hồi phục sau bệnh: Vime C – Electrolyte: Liều 1 gr/2 – 4 lít nước, cho uống tự do hằng ngày theo nhu cầu; Vimekat: 1 ml/1 lít nước, cho uống liên tục 5 ngày hoặc Elecamin cũng rất tốt cho gà.

benh-thuong-han-o-ga-on

 

Người chăn nuôi nên tham khảo ý kiến bác sỹ thú y để đảm bảo sử dụng các loại thuốc được hợp lý, tránh lạm dụng hoặc sử dụng không đủ liều sẽ làm gà thêm bệnh hoặc làm virut nhờn thuốc.

 

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Thiết kế bởi vuicuoilen (2LAN theme)
zalo
Nhắn tin trên Zalo
hotline
Đặt hàng: 0969 610 118
bảo hành
Kỹ thuật: 0982 642 621