Bệnh tụ huyết trùng ở gà là bệnh như nào, biểu hiện ra sao, cách chữa trị và phòng bệnh thế nào là tốt nhất…Rất nhiều câu hỏi cần giải đáp để người chăn nuôi hiểu rõ về bệnh tụ huyết trùng.
Tụ huyết trùng hiểu nôm na là hiện tượng tụ máu ở một số bộ phận cơ thể như mào, tích, phổi, gan, ruột…Đi kèm theo triệu trứng trên còn các triệu trứng như gà mệt mỏi, ủ rũ, đi lại chậm chạp, liệt chân, xõa cánh, phân loãng màu trắng hoặc xanh….
Biểu hiện của bệnh tụ huyết trùng rõ nét nhất là trên phổi, với các đốm máu đen xuất hiện trên phổi gà như hình dưới.
Đó là các triệu trứng điển hình của bệnh tụ huyết trùng, ngoài ra còn nhiều triệu trứng mà người chăn nuôi dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như bệnh gà rù (newcastle), bệnh crd, bệnh thương hàn.
Các đặc điểm phân biệt như sau:
+ Bệnh Newcastle: Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà, có triệu chứng thần kinh, ỉa chảy, phân loãng màu trắng có lẫn máu. Bệnh tích đặc trưng ở đường tiêu hoá: Viêm, xuất huyết, loét dạ dày cơ, dạ dày tuyến, ruột…
+ Bệnh CRD: Tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ chết không cao. Các xoang vùng đầu viêm sưng, viêm niêm mạc túi khí, trong có chất bã đậu.
+ Bệnh thương hàn: Tỷ lệ ốm và chết cao ở gà con, gà ỉa chảy, bụng to do cục lòng đỏ chưa tiêu. Gà lớn bị bệnh có triệu chứng và bệnh tích đặc trưng ở bộ máy sinh dục: Các tế bào trứng bị thoái hoá, hoại tử, vỡ lòng đỏ, gà trống bị teo dịch hoàn.
(Xem thêm: Bệnh gà bị liệt chân )
Biện pháp phòng trị bệnh tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurellaviseptica gây ra, bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa, thời điểm giao mùa, tỉ lệ mắc bệnh không cao nhưng rất dễ gây chết ở gà. Vi khuẩn này không dễ dàng gây bệnh ở gà bởi chúng phụ thuộc vào sức đề kháng của gà, nếu gà khỏe mạnh thì chúng sẽ ở trạng thái ủ bệnh, chỉ khi gà yếu mới phát bệnh và gà rất dễ chết.
Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể gia cầm qua đường ăn uống, hô hấp. Chúng có thể tồn tại lâu trong môi trường ẩm ướt, trong nền chuồng, trong đất, trong nước và chúng khó tồn tại lâu khi có nhiệt độ cao, môi trường nhiều ánh sáng, nắng nóng. Do vậy, luôn đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ, khô giáo sẽ giúp ngăn chặn bệnh tụ huyết trùng phát triển.
(Xem thêm: Bệnh cầu trùng ở gà và cách điều trị)
Sử dụng chất diệt trùng như Benkocide, Anova, Virkon…Vi khuẩn tụ huyết trùng dễ bị tiêu diệt bởi các chất diệt trùng thông thường.
Sử dụng vacxin tụ huyết trùng gia cầm:
Điều trị bệnh bằng các loại thuốc sau
Enrofloxaxin, Neomycin, Streptomycin, Bio – Sone, Neotezol, Ampicillin, Genta-tylo, Bio – P002,…
– Tetracyclin hay Sulphaquinoxolone trộn vào thức ăn hoặc nước uống.
– Bổ sung chất điện giải, B – complex, Vitamin C để tăng sức đề kháng.
Để có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh tốt nhất, người chăn nuôi cần tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y hoặc các trang trại chăn nuôi lớn đã có nhiều năm chăn nuôi, có kinh nghiệm trong việc phòng và điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà. Trong các bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ cung cấp thêm các thông tin hữu ích về các loại bệnh ở gà để người chăn nuôi học hỏi thêm kinh nghiệm.