Bệnh CRD ở gà là bệnh gì, biểu hiện của bệnh như nào, làm thế nào để chuẩn đoán bệnh chính xác để tránh nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp khác trên gà, trên gia cầm ? Những câu hỏi này cũng làm những người có nhiều kinh nghiệm đau đầu chứ không hề đơn giản như lý thuyết bởi trong thực tế khi gà mắc bệnh về hồ hấp thường mắc kèm thêm một số bệnh khác do vậy sẽ khó khăn hơn khi chuẩn đoán gà có bị bệnh CRD hay không.
Bệnh CRD là tên gọi của bệnh hô hấp mãn tính ở gà, do một loại virut ( virut Mycoplasma gallisepticum) đã bị nhiễm vào cơ thể và ủ bệnh trong một thời gian dài, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát bệnh. CRD có thể xuất hiện trên các loại gia cầm như gà, vịt, ngan ngỗng, các loại chim hoang dại. Virut này có thể tồn tại thời gian rất dài trong cơ thể gà, tồn tại trong trứng và khi gà con mới nở đã bị nhiễm bệnh. Do vậy để hạn chế bệnh CRD cần phải gây dựng được giống gà bố mẹ sạch bệnh.
(Xem thêm: Bệnh thiếu vitamin ở gà và cách điều trị)
Các triệu trứng cụ thể của bệnh CRD ở gà như sau
- Gà ăn ít: nói chung gà đã mắc bệnh nào thì cũng đều giảm ăn, thậm chí bỏ ăn.
- Viêm xoang mũi, chảy nước mũi: đây là triệu trứng điển hình của bệnh, bởi bản chất của bệnh là vấn đề hô hấp.
- Thở khò khè: khi phế quản có vấn đề thì thở khò khè là biểu hiện đầu tiên.
- Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt: đây là triệu trứng khác biệt so với các bệnh về hô hấp khác, do vậy khi thấy có triệu trứng này kèm theo sẽ chuẩn đoán CRD chính xác hơn.
- Sưng mặt, ủ rũ, chậm lớn, gà giảm đẻ, tỉ lệ nở kém: đây là các biểu hiện có tính chung chung, các bệnh về hô hấp khác đều thấy có.
(Xem thêm: Bệnh tụ huyết trùng ở gà và cách điều trị)
Bệnh CRD ở gà lây truyền như thế nào
Virut Mycoplasma gallisepticum rất dễ xâm nhập vào vật nuôi qua đường hô hấp bởi virut này tồn tại được một thời gian ngắn trong không khí, ngoài ra bệnh thường lây lan qua môi trường chuồng trại, thiết bị chăn nuôi, qua nước dịch từ mắt mũi gà chảy ra, …do vậy khi thấy có triệu trứng của bệnh cần phải có biện pháp cách ly kịp thợi, dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, sử dụng các chất khử trùng thông dụng như như Biodine, Bioxide, Biosept và các chất khử trùng thông dụng khác.
Phòng bệnh CRD như thế nào
Có thể nói bệnh hô hấp mãn tính là bệnh nguy hiểm bởi nó làm ảnh hưởng đến chất lượng của đàn gà khá nặng nề trong quá trình phát triển, do vậy việc phòng bệnh thích hợp nhất mà người chăn nuôi thường bỏ qua đó chính là thường xuyên kiểm tra máu để thải loại ngay những con giống đã bị nhiễm virut Mycoplasma gallisepticum. Khi có được đàn gà đẻ sạch bệnh thì chắc chắn gà con nở từ máy ấp trứng hoặc gà mẹ ấp sẽ không bị bệnh. Đó chính là biện pháp chủ yếu mà người chăn nuôi cần quan tâm nhất.
Tổng hợp các biện phòng bệnh như sau:
- Thường xuyên kiểm tra máu để loại bỏ ngay những con gà giống bị nhiễm virut CRD
- Bổ xung đầy đủ các loại vitamin (có thể dùng multi vitamin), chất điện giải để giúp tăng sức đề kháng cho gà.
- Sử dụng Vacxin phòng bệnh CRD định kỳ để đảm bảo gà được kháng bệnh ngay từ khi mới nở.
- Tránh sử dụng kháng sinh lâu dài sẽ làm virut dễ kháng thuốc, khó chữa khi phát bệnh.
- Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, giữ các thiết bị chăn nuôi sạch sẽ làm giảm khả năng lây bệnh.
- Giữ mật độ nuôi ở mức vừa phải để đảm bảo gà khỏe mạnh, tránh stress, tránh hiện tượng cắn mổ nhau.
(Xem thêm: Bệnh ecoli ở gà)
Khi gà có triệu trứng CRD, biện pháp chữa trị như thế nào
Khi phát hiện ra bất kỳ một triệu trứng điển hình nào của bệnh CRD người chăn nuôi cần thực hiện bước khẩn cấp đầu tiên mà khi mắc bất kỳ một loại bệnh gì cũng cần phải thực hiện ngay, đó là cách ly ngay lập tức những con có triệu trứng khả nghi, làm vệ sinh chuồng trại, dọn sạch sẽ lớp đệm lót, sử dụng thuốc khử trùng sau đó dùng lớp đệm lót khác sạch bệnh.
Với những con có dấu hiệu của bệnh, cần sử dụng ngay các loại kháng sinh mạnh đặc trị CRD, có thể sử dụng các chế phẩm kháng sinh kết hợp vừa có tác dụng chữa trị bệnh ecoli vừa có tác dụng với virut CRD Mycoplasma, các chế phẩm có thể sử dụng là Bio spiracol, Bio tylan fort. Với các đàn gà đã từng bị CRD thì cần cho uống các chế phẩm mạnh hơn như Bio marcosone, Bio genta tylosin.
Với phần còn lại của đàn gà chưa bị bệnh, cần cho uống kháng sinh để ngừa bệnh, có thể sử dụng vacxin CRD ngay trong thời gian này, sử dụng các chất điện giải tăng sức đề kháng cho gà. Nếu có thể thì giảm mật độ nuôi trong chuồng để giúp gà dễ thở hơn, tránh chuồng trại bị nồng nặc mùi, nóng bức.
Trên đây là một vài ý kiến giúp người chăn nuôi có thêm kinh nghiệm trong chăn nuôi, tránh những thiệt hại không đáng có, tăng năng suất chăn nuôi gia cầm. Với các kiến thức khác chúng tôi tổng hợp trong mục các loại bệnh ở gà các bạn có thể tham khảo thêm.