logo vui cười lên
hotline-header

Bệnh gumboro ở gà, phòng bệnh và cách điều trị


Gumboro (Infectious bursal disease) là một dạng bệnh lây nhiễm cấp tính ở gà, vịt, có tính nguy hiểm cao và người chăn nuôi có thể chịu thiệt hại lớn khi đàn gia cầm mắc bệnh gumboro.

Bệnh Gumboro là một dạng bệnh do virut và chúng có thể lây lan rất nhanh nếu không được chữa trị và cách ly kịp thời, đặc biệt là chúng có thể tồn tại ở môi trường ngoài rất lâu, chú ẩn ở môi trường ngoài như chuồng trại, thiết bị chăn nuôi, vật nuôi khác….Do vậy nếu chúng được kết hợp đồng thời các loại bệnh khác thì khả năng chết của gia cầm là rất cao, có thể nói là chắc chắn chết.

bệnh gumboro

Thời gian phát bệnh hay các triệu trứng rõ ràng nhất của bệnh được nhận biết ở giai đoạn sau 3 tuần tuổi, tỉ lệ chết cao nhất là trong giai đoạn 3-6 tuần tuổi. Với các triệu trứng cụ thể như tiêu chảy, chán ăn, ủ rũ, xù lông, khu vực lông dưới hậu môn dính nhiều phân. Gà mắc bệnh kéo dài thường để lại di trứng nặng nề như bị thần kinh, quẹo cổ, đi lùi… Bệnh thường xuất hiện vào mùa thu và mùa xuân, cũng có thể xuất hiện quanh năm. 

(Xem thêm: Bệnh gà bị liệt chân và cách điều trị)

Virut gây bệnh gumboro có sức đề kháng rất cao, chúng có thể chịu được hầu hết các loại chất khử trùng thông thường, chịu được nhiệt độ cao lên tới 60oC, tồn tại nhiều tháng trong nước, nhiều tuần trong phân và thức ăn gia cầm. Do đó, gumboro là bệnh rất nguy hiểm và khó chữa.

Biện pháp phòng bệnh gumboro

Để phòng bệnh gumboro hiệu quả, người chăn nuôi cần lưu ý ngay từ khi chọn con giống, xây dựng chuồng trại, vệ sinh tổng thể trước khi nuôi. Chọn con giống là khâu rất quan trọng bởi nếu chọn con giống không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sau này, điều này thì tôi nghĩ ai cũng biết rồi, tuy nhiên tôi vẫn nhắc lại để chúng ta cẩn thận trong khâu chọn con giống. Tốt nhất là chúng ta nên tới các cơ sở uy tín chuyên sản xuất con giống để mua, con giống đã được tiêm phòng cẩn thận và ăn uống khoa học ngay từ khi đưa ra khỏi máy ấp trứng.

(Xem thêm: Bệnh gà cắn mổ nhau và cách điều trị)

Chuồng trại trước khi sử dụng cần được khử trùng sạch sẽ bằng vôi bột và các chất khử trùng đặc biệt khác, có thể mua ở hiệu thuốc thú y.

Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi cần sạch sẽ, nên sử dụng thức ăn công nghiệp. Thường xuyên khử trùng các thiết bị chăn nuôi như máng ăn máng uống, quần áo tiếp xúc vật nuôi…bằng nước sôi.

Các bạn có thể áp dụng lịch trình phòng bệnh như sau:

+ Nhỏ vacxin gumboro lần 1 từ 1-3 ngày tuổi.

+ Nhỏ vacxin gumboro lần 2 từ 14-19 ngày tuổi.

Sử dụng vacxin cũng tùy theo từng hướng dẫn riêng ở các khu vực hoặc theo phác đồ cụ thể. Ngoài ra sử dụng thêm các loại sau:

+ Catosal hoặc Bcomplex 4 ml

+ Vitamin B12 2 ống

+ Vitamin K 2 ống

+ Vitamin C 1000 mg 2 ống

+ Kết hợp với nước sinh lý ngọt chích cho 20 kg gà/lần/ngày, chích liên tục 2 ngày.

+ Sử dụng Anti – Gumboro, Vitamin C, đường Glucoza pha nước cho uống liên tục 4 – 5 ngày.

– Trường hợp có phụ nhiễm bệnh khác, thì dùng kháng sinh đặc trị bệnh đó, sử dụng liều thấp ban đầu rồi tăng dần lên.

Cách thức cho uống vacxin hợp lý các bạn tham khảo bác sỹ thú y hoặc hướng dẫn sử dụng đi kèm theo thuốc khi mua tại các nơi bán thuốc thú y.

(Xem thêm: Chăn nuôi làm giàu từ vịt trời)

Cách điều trị bệnh gumboro

Khi bắt đầu xuất hiện triệu trứng của bệnh gumboro chúng ta cần thực hiện ngay việc cách ly những con gà bị nhiễm bệnh đầu tiên, nếu số lượng ít có thể tiêu hủy ngay, sử dụng vôi bột để khử trùng. Đàn còn lại nên đưa sang khu vực khác để cách ly. 

Để trị bệnh gumboro các bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:

  • Tiêm ngay kháng thể Gumboro cho gà với liều 2 – 3ml/con.
  • Hạ sốt: cho uống thuốc Gumboro ngay lập tức khi có dấu hiệu bệnh: 1g/8-10 kg/ lần/ ngày hoặc 1g/lít nước.
  • Chống mất nước, điện giải: Gluco C, điện giải B-complex, đường Gluco…. pha nước cho toàn đàn uống.
  • Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng bằng một trong các sản phẩm: Bogama, B.complex, Vinamix 200, Stress-bran, Polyamino vitamix…

Ngoài ra, các bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ thú y để có cách chữa bệnh phù hợp nhất, hoặc tìm hiểu về từng loại bệnh ở gà và cách điều trị để có thêm kinh nghiệm. Chúc các bạn chăn nuôi tốt, đạt kết quả cao. 

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Thiết kế bởi vuicuoilen (2LAN theme)
zalo
Nhắn tin trên Zalo
hotline
Đặt hàng: 0969 610 118
bảo hành
Kỹ thuật: 0982 642 621