logo vui cười lên
hotline-header

Cách ghép đôi bồ câu, hai cách ghép đôi phổ biến nhất


Máy ấp trứng Mactech – Khi nuôi chim bồ câu sinh sản, việc ghép đôi chim bồ câu là rất cần thiết vì nếu không ghép cặp chim bồ câu sẽ không đẻ. Về cách ghép đôi bồ câu thì thông thường có hai cách đó là ghép đôi theo cặp và ghép đôi tự nhiên. Cách ghép chim bồ câu theo cặp thường áp dụng khi nuôi chim bồ câu bằng lồng. Cách ghép đôi chim bồ câu tự nhiên thường áp dụng khi bạn có khu vực nuôi nhốt rộng hoặc nuôi theo hình thức thả vườn. Trong bài viết này, Mactech Việt Nam sẽ hướng dẫn các bạn hai cách ghép đôi bồ câu này để các bạn hiểu rõ hơn.


Cách ghép đôi bồ câu
Cách ghép đôi bồ câu

Cách ghép đôi bồ câu theo cặp

Cách ghép bồ câu theo cặp khá đơn giản, đầu tiên các  bạn cần phân biệt được bồ câu trống và bồ câu mái. Nếu bạn chưa biết cách phân biệt bồ câu trống mái thì xem thêm trong bài viết Cách phân biệt bồ câu trống mái để biết cách phân biệt cụ thể. Sau khi đã phân biệt được bồ câu trống mái, bạn chọn một con trống và một con mái cho nhốt chung vào một chuồng (lồng) để chúng tự làm quen với nhau. Chú ý là với cách ghép đôi bồ câu này, bạn nên chọn các lồng đôi để đảm bảo hai chim bồ câu vẫn đủ không gian cho chim thoải mái hoạt động. Khi nhốt chung để ghép cặp như vậy sẽ có một số trường hợp như sau:

  • Sau một vài ngày hai chim trống mái sẽ quen với nhau và ghép cặp với nhau. Khi đó bạn sẽ thấy hai con chim thường nằm sát nhau, rỉa lông, mớm mồi cho nhau ăn. Như vậy là bạn đã ghép cặp thành công.
  • Trường hợp hai chim ghép với nhau mà đánh nhau. Trường hợp này bạn nên tách đôi chim này ra và ghép cặp lại với chim khác. Bạn cứ ghép cho đến khi nào chim không đánh nhau và tự thành cặp là được. Nếu ghép mãi mà không được bạn có thể tách chim đó để nuôi thương phẩm.
  • Trường hợp bạn ghép cặp thấy chim không đánh nhau nhưng cũng không thấy chim nằm cạnh nhau hay có những động tác thân thiết thì có thể bạn đã ghép nhầm 2 chim mái. Hãy tách hai chim này ra để ghép cặp lại với chim khác.
  • Trường hợp ghép cặp thấy hai chim có biểu hiện như trường hợp đầu tiên nhưng cả hai con bồ câu đều có dấu hiệu gù mái và đạp mái. Có lúc thấy con này nhảy lên con kia để đạp mái, có lúc lại thấy tình trạng ngược lại. Trường hợp này là do bạn ghép cặp nhầm 2 con trống với nhau. Hãy tách 2 con này ra để ghép cặp lại với chim khác là được.

Cách ghép đôi bồ câu này rất đơn giản và chủ yếu chỉ cần bạn phân biệt được bồ câu trống mái là ok. Tuy nhiên, các trại bồ câu hiện nay thường áp dụng cách ghép đôi 2 mái 1 trống để tăng tỉ lệ đẻ và giảm chi phí chăn nuôi. Các bạn có thể tham khảo thêm các thông tin từ các trang trại lớn để biết cách ghép đôi 2 mái 1 trống.

Cách ghép đôi bồ câu
Cách ghép đôi bồ câu

Cách ghép chim bồ câu tự nhiên

Cách ghép chim bồ câu tự nhiên rất đơn giản. Bạn thả chung nhiều chim bồ câu vào một nhà rộng hoặc một khu rộng có chăng lưới để chim chỉ có thể hoạt động trong một khu vực đó. Khi nhốt chung như vậy chim bồ câu sẽ tự tìm và ghép cặp với nhau. Chỉ cần một vài ngày nhốt chung chúng sẽ bắt cặp và bạn sẽ thấy cặp nào đi cặp đó. Khi bồ câu đã ghép cặp bạn có thể cho chúng vào chung chuồng (lồng) vậy là xong. Cách ghép cặp này không cần phải phân biệt bồ câu trống mái nhưng cần phải có diện tích tương đối rộng để chim tự bắt cặp với nhau. 

Có những trường hợp nuôi bồ câu thả vườn, chim bồ câu khi bay đi kiếm ăn sẽ tự bắt cặp với chim khác không cùng đàn. Sau khi bắt cặp chim bồ câu sẽ theo nhau về chuồng và sống với nhau. Do đó, khi nuôi bồ câu thả vườn có những trường hợp bị mất chim do bồ câu bắt cặp với chim khác và bỏ tổ là bình thường.

Cách ghép đôi bồ câu
Cách ghép chim bồ câu

Hiện nay, khi nuôi chim bồ câu lồng, cách ghép đôi chim bồ câu theo cặp cho hiệu quả rất tốt. Còn nếu các bạn nuôi chim bồ câu thả vườn thì có thể áp dụng cách ghép đôi bồ câu tự nhiên sẽ phù hợp hơn, dễ làm, cho tỉ lệ ghép đôi cũng rất cao.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Thiết kế bởi vuicuoilen (2LAN theme)
zalo
Nhắn tin trên Zalo
hotline
Đặt hàng: 0969 610 118
bảo hành
Kỹ thuật: 0982 642 621