logo vui cười lên
hotline-header

Bồ câu mái có gù không? Trả lời hỏi đáp từ Mactech


Bồ câu mái có gù không là câu hỏi của một độc giả gửi về cho Mactech. Liên quan đến vấn đề này, có lẽ bạn gửi câu hỏi cho Mactech hỏi như vậy là để tìm cách phân biệt bồ câu trống mái. Theo tập tính của bồ câu thì bồ câu trống khi thành thục sẽ có các động tác để hấp dẫn con mái như xòe đuôi, lông xù lên, xoay vòng tròn, đầu gật gù và phát ra các tiếng kêu gru.. gru.. Các biểu hiện này được mọi người gọi là chim bồ câu gù mái. Quay lại với câu hỏi ban đầu là bồ câu mái có gù không thì câu trả lời là không và chỉ có bồ câu trống mới có động tác gù mái mà thôi. Do đó, khi phát hiện chim có các biểu hiện như vậy thì có thể gần như chắc chắn chim đó là chim trống. 

Bồ câu mái có gù không
Bồ câu mái có gù không

Bồ câu mái có gù không

Như vừa trả lời ở trên, bồ câu mái không gù trống. Khi thấy bồ câu có các biểu hiện gù mái thì gần như có thể chắc chắn đó là bồ câu trống. Tuy nhiên, đối tượng mà bồ câu trống gù chưa chắc đã phải là con mái. Đã từng có nhiều người nuôi bồ câu ghép cặp bị nhầm 2 con trống với nhau, con trống vẫn gù mái như bình thường nhưng đối tượng thì không phải là con mái. Do đó, việc phân biệt bồ câu trống bằng biểu hiện gù mái là khá chính xác nhưng để phân biệt bồ câu mái bằng cách này thì không nên.

Bồ câu mái có gù không
Bồ câu mái có gù không

Phân biệt bồ câu mái như thế nào

Có rất nhiều người chia sẻ kinh nghiệm phân biệt bồ câu trống mái qua nhiều đặc điểm. Nếu bạn quen với các đặc điểm này thì có thể phân biệt chuẩn đến 90% con trống con mái khi nuôi. Một số cách phân biệt bồ cấu mái chuẩn nhất được nhiều người áp dụng các bạn có thể tham khảo:

  • Phân biệt dựa vào ngón chân: để chân của bồ câu đặt nhẹ lên bàn tay, nếu thấy ngón A của chân con chim dài hơn ngón C thì đó là chim trống. Còn nếu ngón A và ngon C dài xấp xỉ nhau thì đó là chim mái.
  • Phân biệt bằng xương chậu: dùng ngón tay trỏ sờ vào vùng xương chậu của chim. Nếu độ rộng của xương chậu nằm lọt vào vị trí của ngón tay và lắc qua lắc lại thấy ngón tay vẫn di chuyển thì chứng tỏ là chim mái. Nếu thấy xương chậu hẹp thì đó là bồ câu trống. Cách này chỉ áp dụng được khi bồ câu từ khoảng 2 tuần tuổi trở lên.
  • Phân biệt qua phản xạ khi chim thành thục: sử dụng 1 tay giữ chân chim, tay còn lại kéo mỏ chúng xuống phía dưới 1 cách nhẹ nhàng và từ từ (mô phỏng phản xạ lúc chim trống đạp mái). Nếu thấy chim quắp đuôi xuống thì là chim trống, nếu thấy vểnh đuôi lên là chim mái.
  • Phân biệt qua lỗ hậu môn: lỗ hậu môn của chim trống thường sẽ lồi ra, còn lỗ hậu môn của chim mái sẽ phẳng.

Kết luận

Có nhiều cách để phân biệt chim trống và chim mái. Nếu các bạn muốn phân biệt chim trống thì có thể xem chim gù mái để biết. Còn chim mái thì không gù trống nên các bạn phải dùng cách khác mới phân biệt được.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Thiết kế bởi vuicuoilen (2LAN theme)
zalo
Nhắn tin trên Zalo
hotline
Đặt hàng: 0969 610 118
bảo hành
Kỹ thuật: 0982 642 621