Khi nuôi bồ câu thường không tránh được việc bồ câu bị các bệnh thường gặp. Khi bồ câu có dấu hiệu bị bệnh các bạn cần phải nắm rõ các triệu chứng để chuẩn đoán được bệnh và có hướng xử lý kịp thời. Một trong những dấu hiệu mà nhiều bạn nuôi bồ câu gặp phải là bồ câu đứng ủ rũ. Vì dấu hiệu này cũng khá phổ biến nên nhiều bạn hay hỏi bồ câu đứng ủ rũ là bệnh gì. Để trả lời chính xác là bệnh gì còn cần phải căn cứ vào nhiều dấu hiệu khác tuy nhiên đa phần gặp dấu hiệu bồ câu đứng ủ rũ là bồ câu bị thương hàn.
- Bồ câu ăn gì nhanh đẻ
- Dấu hiệu bồ câu sắp đẻ trứng
- May ap trung Mactech
- Bồ câu không đẻ trứng
- Bồ câu ăn thóc được không
- May ap trung bo cau
- Bồ câu Pháp mấy tháng thì đẻ
- Máy ấp trứng bao nhiêu ngày thì nở
Bồ câu đứng ủ rũ là bị bệnh gì?
Có một bạn thắc mắc vấn đề tương tự trên diễn đàn hỏi như sau: “Các bác cho em hỏi bồ câu 1 năm tuổi có dấu hiệu bồ câu đứng ủ rũ, xã cánh, ăn ít, ỉa phân loãng mầu trắng lẫn mầu xanh, diều chướng và bị nôn.” Trong câu hỏi này có liên quan đến vấn đề bồ câu đứng ủ rũ kèm theo các triệu chứng khác. Rất nhiều bạn có kinh nghiệm chăn nuôi trên các diễn đàn đều nhận định đây là dấu hiệu của bệnh thương hàn.
Triệu chứng đầy đủ của bệnh thương hàn là bồ câu ít hoạt động, ăn kém, uống nước nhiều, thân nhiệt tăng, chim đứng ủ rũ một chỗ, thở gấp, ỉa chảy, phân màu xanh hoặc xám vàng, giai đoạn cuối phân có lẫn máu. Bệnh này khá thường gặp ở bồ câu và nếu không xử lý kịp thời tốc độ lây lan của bệnh sẽ rất nhanh và nếu chim bị nặng thì chỉ sau 3 – 5 ngày sẽ chết, nếu bị nhẹ hơn mà không điều trị thì sau 5 – 7 ngày chim sẽ chết.
Cách điều trị bệnh thương hàn
Để điều trị bệnh này có nhiều cách tùy theo chim bồ câu của bạn đang ở mấy tháng tuổi, chim nhỏ hay lớn. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ thú y để biết hướng điều trị cụ thể. Nếu bạn vẫn đang hoang mang thì có thể tham khảo một số cách điều trị mà nhiều người nuôi bồ câu có kinh nghiệm tư vấn trên các diễn đàn khi gặp trường hợp này:
Tiêm mỗi con 1,5 đến 2 cc KTG của Hanvet, chim non thì 1cc, nhỏ quá thì k tiêm. Sang ngày hôm sau quan sát xem có tiến triển không, cho uống thêm mỗi con 2cc nữa ( Cũng hơi khó vì cho uống thì chim hay bị ói, do thuốc này có vẻ hơi khó uống).
Mình đã từng làm 2 lần rồi . Đây là phác đồ của bác sỹ Lê mai Năm phó chủ tịch hội thú y Việt Nam thường trả lời trong mục hỏi đáp trực tiếp trên VTV16 . Phạm ngọc thạch tiêm kháng thể sau 4 > 5 ngày tiêm lại lần 2. Trương văn Dung tiêm kháng thể 3 ngày liên tục . Đây toàn là phác đồ của tiến sĩ bác sĩ thú y đấy.
Chim của bạn bị neu rồi và để điều trị thì chỉ có tiêm kháng thể là khỏi thôi, nhưng do bạn để năngj quá rồi nên tỷ lệ khỏi bệnh sẽ ít đấy, con nào nặng sẽ chết còn lại sẽ vượt qua thôi. à khi bạn nuôi cần chú ý ko nhập chim ngoài về, nếu vận chuyển xa về thì 100% là sẽ bị neucatson, và nó sẽ lây lan ra cả đàn rất nhanh đấy.
Với câu trả lời như trên, nếu chim bồ câu của bạn có hầu hết các dấu hiệu của bệnh thương hàn nhất là ỉa chảy, phân màu xanh hoặc xám vàng thì khả năng cao là bị thương hàn. Bạn hãy tới hỏi ý kiến của các bác sĩ thú y để được tư vấn và có hướng khắc phục tốt nhất. Chúc các bạn chăn nuôi thành công!