Chào các bạn, liên quan đến kỹ thuật nuôi gà có rất nhiều vấn đề trong đó vấn đề về cách úm gà con mới nở được khá nhiều người quan tâm. Về kỹ thuật úm gà con thì rất đơn giản là cho gà vào trong chuồng úm với diện tích vừa phải để úm, bên dưới rải trấu vừa để giữ nhiệt vừa giúp vệ sinh chuồng úm được dễ dàng, bên trên thắp một bóng đèn sợi đốt 40W. Lý thuyết đơn giản như vậy thôi nhưng nhiều bạn khi úm vẫn thắc mắc các vấn đề như nhiệt độ úm gà con là bao nhiêu và chuồng úm nên rộng như thế nào. Trong bài viết này, Mactech sẽ giúp các bạn giải đáp cụ thể hơn về vấn đề này.
- Cách chọn gà đẻ trứng
- Trứng gà để được bao nhiêu ngày
- Cách kiểm tra trứng gà khi ấp
- Gà chọi ấp bao nhiêu ngày thì nở
- Cách làm cho gà không ấp trứng
Nhiệt độ úm gà con là bao nhiêu
Gà con sau khi nở, dù là để gà ấp tự nhiên hay ấp bằng máy ấp trứng thì đều cần để gà khoảng 4 – 5 tiếng cho gà khô lông sau đó mới cho vào úm. Do gà mới nở vẫn đang ở môi trường nhiệt độ khá ấm áp khoảng 37,3 độ C nên sau khi chuyển qua chuồng úm các bạn cũng nên chú ý nhiệt độ chuồng úm không được quá thấp và cũng không được quá cao chỉ trong khoảng 32 – 34 độ C là phù hợp. Một điểm chú ý nhỏ đó là nhiệt độ trong chuồng úm không nên để cao quá để gà có thể dần thích ứng với môi trường bên ngoài và thời gian chiếu sáng cho gà trong 3 ngày đầu là 24/24. Khi gà được 2 tuần tuổi, nhiệt độ úm bạn có thể giảm xuống 1 – 2 độ C. Khi được 3 tuần tuổi, nhiệt độ úm lại có thể giảm thêm 1 – 2 độ C nữa.
Chuồng úm kích thước thế nào là phù hợp
Về vấn đề kích thước chuồng úm như thế nào cho phù hợp thì các bạn cần phải hiểu tại sao cần úm gà con. Gà con sau khi nở sẽ bắt đầu làm quen dần với môi trường bên ngoài, nếu môi trường bên ngoài quá khác biệt với môi trường khi ấp trứng sẽ khiến gà con bị chết do sốc nhiệt hay do không thích ứng kịp với môi trường bên ngoài đặc biệt là khi thời tiết lạnh. Vì thế, việc úm gà con có mục đích là giúp gà quen dần với môi trường bên ngoài nên cần đảm bảo được chuồng úm không bị gió lùa, nhiệt độ úm gà con trong chuồng úm không quá thấp (32 – 34 độ C). Từ lý do này, các bạn có thể chọn chuồng úm có kích thước như thế nào cũng được chỉ cần đảm bảo không bị gió lùa và nhiệt độ trong chuồng vào khoảng 32 – 34 độ C là được.
Thực tế, chuồng úm nếu quá rộng sẽ rất khó để đảm bảo được vấn đề gió lùa hay nhiệt độ úm ổn định. Vậy nên, thường người nuôi gà sẽ dùng các chuồng úm với kích thước vừa phải để úm gà giúp kiểm soát tốt nhiệt độ úm gà con. Nếu bạn ấp ít trứng thì có thể dùng thùng carton hoặc thùng xốp để làm chuồng úm cũng được vừa tiện lợi lại không phải chuẩn bị nhiều nguyên liệu để quây chuồng.
Tổng kết lại, nhiệt độ úm gà con ban đầu nên để ở mức 32 – 34 độ là phù hợp nhất, càng về sau nhiệt độ có thể giảm dần để gà thích ứng tốt hơn với môi trường. Còn về kích thước chuồng thì tùy quy mô chăn nuôi mà bạn có thể làm chuồng úm to nhỏ khác nhau nhưng để đảm bảo nhiệt độ úm ổn định thì không nên để chuồng úm quá rộng. Nếu nhiều gà con thì bạn có thể chia thành nhiều chuồng úm khác nhau sẽ tốt hơn. Còn nếu ít, bạn có thể dùng chuồng úm bằng thùng xốp hoặc thùng carton cũng được.