Gà là giống gia cầm phổ biến nhất trong ngành chăn nuôi hiện nay, từ các gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ tới các trang trại gà rất lớn phân bố khắp cả nước. Tuy rằng chăn nuôi gà đã trở thành việc không thể thiếu của người dân Việt Nam nhưng không phải người chăn nuôi nào cũng nắm rõ kỹ thuật chăn nuôi để đạt hiệu quả cao. Trong bài viết này tôi sẽ đưa ra các kỹ thuật chăn nuôi cơ bản để mọi người dễ dàng áp dụng.
Xem thêm:
- Máy ấp trứng – danh mục sản phẩm
- Kiếm 5 triệu/ ngày nhờ nuôi vịt trời
Kỹ thuật chăn nuôi gà được chia làm các phần sau
1. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết
Chăn nuôi gà là một việc không phải đơn giản, không phải cứ mua gà con về là nuôi tốt, mà cần chuẩn bị thật tốt các điều kiện như Chuồng nuôi gà con, chuồng nuôi gà trưởng thành, máng ăn, máng uống, quây úm gà con, đèn sưởi, thức ăn….Tất cả phải được đảm bảo vệ sinh tốt, sạch sẽ.
Chuồng nuôi phải đảm bảo thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè, kín ấm vào mùa đông. Chuồng nuôi phải được thiết kế đúng kỹ thuật, cao ráo, tránh ngập úng. Sàn chuồng nuôi phải được độn chấu, dăm bào sạch, có thể dùng cát, chất độn sinh học.
2. Chọn con giống tốt
Chọn gà con giống là việc rất quan trọng để đàn gà sau này được khỏe mạnh, phát triển tốt, sức đề kháng tốt. Người chăn nuôi khi chọn gà con cần phải chọn những con gà nhanh nhẹn, lông bông, sáng mắt, chân mập, bụng gọn. Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, người nhỏ, bụng xệ….
3. Giữ ấm cho gà con
Gà con trong 2 tuần đầu tiên rất cần được giữ ấm vì nó chưa tự điều chỉnh được thân nhiệt. Việc đảm bảo đủ nhiệt độ cho gà con trong 2 tuần đầu sẽ làm tăng tỉ lệ sống, tăng sức đề kháng, gà sẽ phát triển tốt nhất, ít bệnh tật. Cụ thể nhiệt độ cần thiết trong 2 tuần đầu là từ 29°C-31°C, nhiệt độ sưởi ấm giảm dần theo sự phát triển của gà.
Thiết bị sưởi ấm có thể dùng bóng điện sợi đốt, bóng hồng ngoại. Đèn sưởi ấm được đặt giữa lồng úm, điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tăng giảm chiều cao của bóng.
Trong quá trình nuôi cần quan sát phản ứng của gà con với nhiệt độ để điều chỉnh cho phù hợp. Nếu đàn gà tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn, chồng đống lên nhau thì nguyên nhân là thiếu nhiệt độ, gà bị lạnh, cần tăng nhiệt độ cho gà con bằng cách thay bóng đèn công suất lớn hơn hoặc hạ thấp chiều cao treo đèn. Ngược lại nếu thấy đàn gà con tản ra xa nguồn nhiệt, nháo nhác, khát nước, há mỏ thì nguyên nhân là do quá nóng, cần phải giảm nhiệt độ cho phù hợp.
Nếu gà con túm tụm lại một góc chuồng thì là do bị gió lùa, rất cần phải che kín gió cho chuồng nuôi.
Khi nhiệt độ trong chuồng nuôi phù hợp thì gà vận động mạnh, ăn uống bình thường, ngủ nghỉ tản đều trong chuồng.
4. Mật độ nuôi phù hợp
Nếu nuôi gà con trên nền phẳng, sử dụng chất độn chuồng thì mật độ nuôi như sau:
1- 8 tuần tuổi: 14- 22 con/m²
9 – 19 tuần tuổi: 8- 10 con/m²
từ 20 tuần trở lên: 3-5 con/m²
Nếu nuôi trên sàn lưới thì mật độ nuôi như sau:
1- 3 tuần tuổi: 35 – 45 con/m²
4 – 13 tuần tuổi: 9-12 con/m²
Trong bài viết tiếp theo, tôi sẽ cung cấp thêm kỹ thuật nuôi gà P2 để khách hàng nắm được tổng thể, áp dụng tốt cho việc chăn nuôi đạt hiệu quả cao.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã đón đọc.