Chăn nuôi chim bồ câu là một hướng phát triển đã lâu nhưng cũng vẫn rất tốt trong nhiều năm tới, hiện nay hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đã phát triển hình thức chăn nuôi này. Phổ biến hơn cả có thể kể tới một số tỉnh có quy mô chăn nuôi chim bồ câu thuộc hàng phát triển mạnh như Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc vv. Chăn nuôi ngày nay không đơn thuần là chăn nuôi đơn lẻ mà những người chăn nuôi ở các tỉnh đã liên kết tạo hội nhóm để phổ biến những kinh nghiệm quý báu, một trong các hội nhóm nổi tiếng đó là Hiệp hội chim bồ câu miền bắc với 15000 thành viên. Trong nội dung này là chia sẻ của người chăn nuôi giàu kinh nghiệm Chim Yến về tình trạng bệnh nấm diều ở bồ câu.
Các bước phòng Bệnh nấm diều ở bồ câu cơ bản…
1, Diệt nấm trong cơ thể chim, gà bị bệnh và tăng sức đề kháng cho vật nuôi..
– Cho uống Cuso4(1g/4 lit nước?), cho uống trong 2h liên tục trong 3.4 ngày..
– đồng thời bổ sung giải độc gan thận pha vào nước hoặc trộn vào cám..
– bổ sung thêm các thuốc bổ như ade, vitamin B và điện giải..
Làm gì khi chim, gà, vật bị mắc bệnh nấm diều ?
1. Luôn đảm bảo mỗi chuồng chăn nuôi sạch sẽ, chuồng trại thông thoáng xử lý chất độn chuồng, phân bằng thuốc diệt nấm CUSO4 với liều 1g/3 lit để phun, sát trùng định kỳ..
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý..
Nước uống, thức ăn cần sạch sẽ tránh mọi nguồn lây nấm qua 2 con đường này..
– loại bỏ các yếu tố gây stress cho chim,. Mật độ quá đông, chuồng ẩm thấp, thiếu ánh sáng, không gian nuôi nhốt trật chội.
3. Nếu nhiễm nấm do bệnh khác thì cần xử lý bệnh đó, do dùng kháng sinh lâu ngày thì dừng kháng sinh..
4. Cần kiên trì và kiên quyết loại thải những con bệnh nặng…
Trên đây là vài ý kiến riêng của tôi mong giúp được phần nào cho người chăn nuôi chim bồ câu thuận lợi hơn. Khi gặp bệnh nấm diều ở bồ câu mà chưa chữa được, hãy liên hệ trực tiếp đến facebook Chim Yến.
Chúc ae thành công. ..
#trạiChimyen