Liên quan đến vấn đề chăn nuôi đó chính là giá cả thị trường của các sản phẩm chăn nuôi như thịt, nội tạng, hàng nhập…Sản phẩm nhập từ nước ngoài ngày càng nhiều với giá cả rất phong phú, nhưng có đặc điểm chung là giá rất rẻ khi tới tay người tiêu dùng. Chỉ với 20.000đ là đã mua được 1kg thịt gà nhập hoặc đùi gà, loại thịt này được tiêu thụ chủ yếu trong các quán cơm bình dân hoặc ở những nơi có nhu cầu tiêu thụ hàng giá rẻ. Với mức giá gà nhập này đã ảnh hưởng rất lớn tới ngành chăn nuôi trong nước.
Theo những trang báo lớn, giá cả thị trường luôn được cập nhật liên tục, phản ánh chính xác tình hình giá cả thị trường cho người tiêu dùng cũng như người chăn nuôi biết tình hình thực tế.
Mặc dù tình trạng này luôn gây ra những cạnh tranh khốc liệt cho ngành chăn nuôi nhỏ lẻ trong nước, nhưng xét kỹ hơn thì tình hình không quá lo ngại, bởi luôn có những phân khúc thị trường phù hợp cho người chăn nuôi chân chính. Người tiêu dùng luôn biết lựa chọn sản phẩm phù hợp để đảm bảo chất lượng cũng như phù hợp với khẩu vị, sản phẩm giá rẻ luôn đi kèm với chất lượng kém, nhất là với hàng nhập khẩu. Hàng nhập khẩu luôn có nhiều nguy cơ không đảm bảo bởi phải vận chuyển trong quãng đường rất dài, điều kiện thời tiết thay đổi, lưu kho hải quan nhiều ngày, thông qua nhiều cầu mới đến tay người tiêu dùng. Do vậy, để đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể, người tiêu dùng nên sử dụng sản phẩm chăn nuôi trong nước, vừa thúc đẩy ngành chăn nuôi lại vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm tươi ngon.
Chúng tôi sẽ chích dẫn thông tin trên báo cafef.vn để độc giả hiểu rõ hơn về tình hình:
” Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy người Việt đang tiêu thụ nhiều nhất là các phụ phẩm như cánh, móng giò, nội tạng lợn. Sở dĩ gọi là phụ phẩm vì người dân những nước xuất khẩu hầu như không sử dụng. Thị trường Việt Nam chủ yếu nhập khẩu thịt lợn từ châu Âu như Đức hoặc Ba Lan. Thịt bò và các sản phẩm thịt bò, thịt gà từ Mỹ. Vấn đề quan trọng đối với các sản phẩm nhập khẩu là được bảo quản lạnh khoảng – 18 độ C, được vận chuyển liên tục từ container đến các đại lý, đến các cửa hàng bán lẻ rồi đến tay người tiêu dùng, những lô thịt này liệu có tránh được nguy cơ rã đông nhiều lần dưới sức nóng của vùng nhiệt đới.
Theo quy định, tất cả các lô hàng thịt đông lạnh từ các nước nhập khẩu vào Việt Nam đều được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu nhập, sau đó các cơ quan thú y cửa khẩu lấy mẫu 100% lô hàng thịt nhập khẩu để xét nghiệm các chỉ tiêu lý hóa, cảm quan, vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh theo quy định của Bộ Y tế, nếu kết quả xét nghiệm bảo đảm yêu cầu mới được phép làm thủ tục nhập khẩu để tiêu thụ nội địa. Nếu sản phẩm kém chất lượng, không đạt yêu cầu thì buộc phải tiêu hủy, tái xuất hoặc chuyển mục đích sử dụng.
Tuy nhiên, PGS – TS Lê Văn Năm, chuyên gia thú y chăn nuôi băn khoăn: “Từ khi kiểm dịch đến lúc nhập khẩu, lúc lưu kho, phân phối đến các cửa hàng, hàng hóa được vận chuyển trên những phương tiện nào? Có chuyên dụng hay không? Đến khi vào đến các cửa hàng có đầy đủ các thiết bị đảm bảo hay không? Tất cả đó là cả một dây chuyền mà lúc nào cũng phải được kiểm dịch chứ không phải kiểm dịch mỗi đầu vào”. Trong khi một số nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các trang trại lợn quy mô lớn ở miền Trung tỏ ra nghi ngờ với mức giá thịt lợn nhập rẻ hơn bình thường sẽ chứa đựng nhiều nguy cơ do hàng kém chất lượng, quá đát.”
Đây chính là những vấn đề mà người tiêu dùng phải suy nghĩ trước khi sử dụng thịt gà nhập khẩu bởi nếu chúng không được bảo quản đúng cách sẽ phát sinh rất nhiều mối nguy hiểm cho người tiêu dùng. Người chăn nuôi chân chính trong nước sẽ luôn phát triển tốt bởi phân khúc khách hàng trung trung trở lên sẽ luôn quan tâm tới sản phẩm chăn nuôi trong nước có chất lượng đảm bảo, thịt thơm ngon. Chúc người chăn nuôi luôn có đam mê trong công việc.