Tiêm vacxin cho bồ câu là công đoạn khó khăn trong chăn nuôi chim bồ câu, bởi nếu tiêm không đúng thời điểm, sử dụng vacxin không phù hợp, sức đề kháng chim yếu…có thể dẫn tới thiệt hại lớn cho người chăn nuôi do chim có thể chết hàng loạt. Dưới đây là kinh nghiệm chia sẻ của một chủ trại chim bồ câu lớn tại miền bắc với điều kiện chăn nuôi khá khắc nghiệt sẽ giúp cho những người mới chăn nuôi có thêm sự đảm bảo tốt hơn khi tiến hành tiêm vacxin hay chữa các loại bệnh khác.
Vũ Gia Hưng ở Cự Lâm, Xuân Hoà, Vũ Thư, Thái Bình. SDT 0962.601.033
Kính thưa toàn hội
Với thời tiết bất thuận lợi đàn chim sẽ sảy ra 1 số triệu chứng mà khiến ta rất dễ nhầm lẫn khi chuẩn đoán bệnh để đưa ra phác đồ điều trị cụ thể
Vì thế chúng ta hãy luôn sát sao hơn nữa
Hôm nay tôi xin đưa ra 1 số ý kiến cá nhân về tiêm vacxin cho bồ câu:
Tất cả các dòng vacin nhược độc, đông khô , nhũ dầu. . .được chiết xuất từ chính mầm giống từ căn nguyên của bệnh tích đó
Vì thế trước khi đưa vacxin vào cơ thể chim bồ câu, chúng ta luôn xác định chắc chắn 1 điều , cơ địa của chim phải hoàn toàn thích ứng để đón nhận
Nếu thực hiện quy trình chuẩn
Tôi khẳng định sẽ giảm thiểu phản ứng phụ tới mức tối đa
Phần lớn các anh chị em khi chưa va vấp nhiều với vacxin ,là do làm thiếu ,làm sai quy trình ,nên mới dẫn tới 1 số rủi ro ngoài ý muốn
Để thực hiện tối ưu ta nên lưu ý
1- chọn đúng thời điểm, đúng dòng vacin phù hợp
2- tuân thủ đúng quy trình chuẩn trước, trong,sau quá trình tiêm vacxin cho bồ câu
3- theo dõi liên tục trong suốt quá trình
4- nếu cảm thấy chưa tự tin hoàn toàn ta có thể thí điểm 1 số nhỏ ,trước khi làm tổng đàn
5- những kinh nghiệm thực tế sau quá trình tham khảo và tự mình đúc rút trên chính đàn chim nhà mình mới là nguyên lý trường tồn để phát huy
Chúc toàn hội vững bước với những tâm huyết mà mình đã lựa chọn