logo vui cười lên
hotline-header

Bồ câu bị khò khè, nguyên nhân và một số cách chữa hiệu quả


Máy ấp trứng – Khi nuôi chim bồ câu các bạn cần phải chú ý tiêm phòng các bệnh thường gặp cho chim để đàn chim luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong thời gian nuôi chim vẫn có thể mắc một số chứng bệnh không rõ nguyên nhân như bồ câu bị khò khè. Khi chim bị khò khè thường ăn kém dẫn đến trọng lượng sụt giảm nên các bạn cần phải nhận biết đúng bệnh để có hướng khắc phục giúp chim phục hồi nhanh. Sau đây là một số nguyên nhân và cách chữa bồ câu bị khò khè mà một số người nuôi chim chia sẻ.


Nguyên nhân bồ câu bị khò khè

Bồ câu có dấu hiệu khò khè có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo từng triệu trứng cụ thể kèm theo mới có thể xác định được nguyên nhân cụ thể chim bồ câu bị làm sao:

  • Bồ câu khò khè kèm theo đi ngoài phân xanh: nguyên nhân có thể do chim bồ câu bị bệnh newcastle.
  • Bô câu khò khè, khó thở, thở nhanh, chảy nước mắt, nước mũi, ăn kém: nguyên nhân có thể chim bị viêm đường hô hấp mãn tính (CRD)
  • Bồ câu khò khè những không có thêm dấu hiệu gì khác: chưa rõ nguyên nhân
Chim bồ câu bị khò khè
Chim bồ câu bị khò khè

Cách chữa bồ câu bị khò khè

Nếu bạn đã xác định được bồ câu bị CRD hay newcastle thì bạn chỉ cần tra đúng bệnh sẽ thấy có nhiều phác đồ để chữa đã được các chuyên gia thú ý tư vấn. Còn trường hợp chim khò khè chưa rõ nguyên nhân thì thường cho uống nước tỏi kết hợp với tiêm thuốc đặc trị bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Chim bị newcastle – Cách 1

  • Dùng thuốc Han vet – KTG  tiêm liên tục 3 ngày liền liều lượng 03- 0,5 ml/con
  • Sau 1 ngày tiêm cho bồ câu vacxin Newcastle với liều gấp 2 lần so với liều tiêm phòng.
  • Dùng thuốc diệt vi khuẩn kế phát Hanflor 20% liều lượng 1ml/10 kg thể trọng hoặc sử dụng thuốc Gentadox W.S.P với liều lượng 1g/5 kg thể trọng. Dùng thuốc liên tục từ 5 – 7 ngày.
  • Dùng thuốc Glucco – KC + ESCENT@L + HAN PARA C để chim tăng sức đề kháng, ăn tốt hơn. Sử dụng liên tục 7- 10 ngày.

Chim bị newcastle – Cách 2

  • Cho bồ câu uống nước tỏi với liều lượng 10 gam tỏi với 1 lít nước sạch
  • Dùng kháng thể Gum tiêm cho bồ câu liên tục trong 3 ngày, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
  • Sau 1 ngày tiêm Vacxin Newcastle cho bồ câu với liều lượng gấp 2 lần so với liều tiêm phòng.
  • Dùng thuốc diệt vi khuẩn Thiamphenicol hoặc Doxycyclin, hoặc Florphenicol hoặc Biseptol hoặc Neoteson hoặc Enroflox 20% hoặc Oxytetracyclin. Dùng liên tục từ 5 – 7 ngày.
  • Dùng thêm Gluco-KC + Men tiêu hóa + vitamin A, D, E, C + B1 + thuốc bổ gan thận hòa với nước cho bồ câu uống hàng ngày. Dùng liên tục 10 ngày.

Chim bị viêm đường hô hấp

  • Dùng thuốc Tiamulin liều lượng 15mg/kg thể trọng, tiêm bắp thịt hoặc dùng liều 2g pha trong 1 lít nước cho uống liên tục 3 – 5 ngày.
  • Sử dụng thuốc Tylosin liều lượng 10mg/kg thể trọng để tiêm bắp thịt hoặc dùng liều 1g pha trong 1 lít nước cho uống liên tục 3 – 5 ngày.
  • Bổ sung Gluco-KC + Men tiêu hóa + vitamin A, D, E, C + B1 để tăng sức đề kháng cho chim. Dùng liên tục trong 10 ngày.

Chim bồ câu bị khò khè không rõ nguyên nhân

Như chia sẻ trong video ở trên, sử dụng thuốc Sun Flo Doxy tiêm cho chim bồ câu theo liều lượng trên bao bì. liên tục cho chim từ 5 – 7 ngày. Tiêm thêm Gluco KC để giúp tăng sức đề kháng cho chim bồ câu. Sau khoảng 5 – 7 ngày chim sẽ hết hen khẹc và bắt đầu ăn uống lại được như bình thường.

Với những thông tin trên, hi vọng các bạn sẽ nhanh chóng xác định được nguyên nhân khiến bồ câu bị khò khè và có hướng xử lý thích hợp.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Thiết kế bởi vuicuoilen (2LAN theme)
zalo
Nhắn tin trên Zalo
hotline
Đặt hàng: 0969 610 118
bảo hành
Kỹ thuật: 0982 642 621