logo vui cười lên
hotline-header

Bệnh sán dây ở gà, cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả


Gà tự nhiên bị còi cọc, xù lông, lông xơ xác, chậm chạp, thông thường chúng ta nghĩ rằng gà bị bệnh rù. Nhưng thấy tình trạng gà bị như vậy trong thời gian dài, gà vẫn ăn bình thường, nhưng không lớn, kèm theo hiện tượng phân loãng có máu, có thể thấy nhiều đốm trắng trong phân, đây chính là triệu trứng của bệnh sán dây ở gà. 

ga-bi-san-day

Gà bị sán dây thường còi cọc, kém ăn hơn, lúc nào cũng ủ rũ. Trong chăn nuôi tự do chúng ta thường xuyên gặp tình trạng này trên đàn gà nuôi thả. Môi trường nuôi không đảm bảo sẽ thường ẩn chứa rất nhiều mầm bệnh, ấu trùng giun sán, qua nhiều vật trung gian như thức ăn, nước uống, kiến, chuột, gián…sán sẽ sâm nhập vào cơ thể gà qua thức ăn và nước uống. Gà bị sán dây khi bị nặng thường dễ mắc thêm các bệnh khác dẫn tới chết rất nhanh, phân nhiều chất nhày có máu, kèm nhiều đốt sán và gà thường đứng rướn cao cổ để thở.

benh-ga-bi-san-day

Cách phòng bệnh sán dây ở gà

Để phòng bệnh sán dây ở gà, chúng ta thực hiện các phương án đồng thời để đảm bảo phòng bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

  • Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thường xuyên dọn chuồng và sử dụng chất khử trùng định kỳ. Diệt chuột, dán, kiến, các loại côn trùng mang bệnh, ruồi muỗi để ngăn chặn đường lây bệnh. Sau mỗi lứa gà, cần dọn sạch chuồng và rải vôi bột khử trùng, để chuồng trống trong 2 tuần sau đó mới tiếp tục nuôi lứa mới. 
  • Sử dụng thuốc sát trùng, có 2 dạng chính là dạng phun trực tiếp vào đàn gà như thuốc virkon, dạng phun gián tiếp như phun vào chuồng, phun lối đi, phun vào các thiết bị chăn nuôi, phun nơi chứa phân, rác thải như thuốc longlife, farm fluids. Chú ý là chỉ dùng những loại thuốc có mức độ an toàn với con người cao. 
  • Sử dụng thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh.
  • Sử dụng thuốc tẩy giun sán định kỳ cho gà, từ gà nhỏ tới gà đẻ.

(Xem thêm: Bệnh giun đũa ở gà, cách điều trị hiệu quả nhất)

Điều trị bệnh sán dây ở gà

  • Khi phát hiện đàn gà có triệu trứng của bệnh giun sán, cần cách ly ngay những con gà có dấu hiệu để tránh lượng ấu trùng sán phát tán rộng. Dọn sạch nền chuồng và sử dụng thuốc sát trùng cả dạng phun trực tiếp và gián tiếp để đảm bảo ngăn chặn ngay nguồn lây bệnh.
  • Sử dụng thuốc đặc hiệu Arecolin hoặc Bromosalaxilamit chuyên diệt sán, xem hướng dẫn sử dụng thuốc để đảm bảo dùng đúng liều lượng. Có thể sử dụng thêm thuốc tẩy giun như piperazin, menvenbet, tetramisol hòa trộn với thức ăn và nước uống, sử dụng theo hướng dẫn của từng thuốc. 

Lưu ý: Để đảm bảo chăn nuôi thuận lợi, ít bị giun sán, người chăn nuôi cần chọn con giống có chất lượng tốt hoặc tự ấp nở bằng máy ấp trứng gà để có nguồn giống tốt. Sử dụng ngay các loại thuốc tẩy giun sán dành cho gà con trong tháng đầu để đảm bảo gà lớn nhanh trong giai đoạn phát triển.

Trong phần các loại bệnh ở gà có nhiều kiến thức rất có ích với người chăn nuôi, các bạn hãy xem thêm để có kinh nghiệm giúp chăn nuôi tốt hơn, hiệu quả hơn.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Thiết kế bởi vuicuoilen (2LAN theme)
zalo
Nhắn tin trên Zalo
hotline
Đặt hàng: 0969 610 118
bảo hành
Kỹ thuật: 0982 642 621