Việc ấp trứng tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được tỉ lệ nở cao và gà con khỏe mạnh, bạn cần tuân thủ đúng quy trình và hiểu rõ cách sử dụng máy ấp. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng (HDSD) trước khi vận hành không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất của máy mà còn hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình ấp. Hành trình từ quả trứng đến gà con khỏe mạnh không đơn giản như các bạn nghĩ.

1. Chọn trứng ấp chất lượng – Bước khởi đầu quan trọng
Không phải quả trứng nào cũng có thể ấp thành công. Hãy lựa chọn trứng đạt tiêu chuẩn:
- Trứng có kích thước đồng đều, không quá to hoặc quá nhỏ.
- Vỏ trứng sạch, không nứt, không méo mó.
- Trứng mới, không quá 7 ngày tuổi tính từ khi thu hoạch.
- Không rửa trứng bằng nước vì sẽ làm mất lớp màng bảo vệ tự nhiên.
Xem thêm: Cách chọn trứng tốt nhất để ấp

2. Cài đặt máy ấp đúng cách
Trước khi ấp, bạn cần đặt máy ở vị trí phù hợp:
- Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Mùa hè để máy ở nơi mát mẻ, thoáng gió. Mùa đông để máy ở nơi âm, không có gió lùa mạnh.
- Kiểm tra nguồn điện ổn định trước khi vận hành.
Cài đặt nhiệt độ và độ ẩm theo từng loại trứng:
- Trứng gà, chim công, chim trĩ: 37,5°C – Độ ẩm 50 – 55%
- Trứng vịt, ngan, ngỗng: 37,2°C – Độ ẩm 55 – 60%
- Trứng cút, trứng chim bồ câu: 37,3°C – Độ ẩm 50 – 55%

3. Kiểm tra và theo dõi trong suốt quá trình ấp
Máy ấp trứng hoạt động tự động, nhưng bạn vẫn cần kiểm tra định kỳ:
- Đảo trứng đúng cách: Nếu máy không có chức năng đảo tự động, cần đảo trứng bằng tay 2-3 lần/ngày.
- Kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm: Đảm bảo máy luôn duy trì đúng thông số cài đặt.
- Soi trứng theo từng giai đoạn, ví dụ với trứng gà:
- Ngày 5 – 7: Kiểm tra sự phát triển của phôi. Loại những trứng không có phôi.
- Ngày 14: soi trứng kiểm tra sự phát triển của trứng, loại những trứng bị chết phôi.
- Ngày 18: soi trứng xem có dấu hiệu nở hay chưa. Điều chỉnh nhiệt độ ấp nếu cần để trứng nở đúng ngày chuẩn (20 ngày).

4. Giai đoạn trứng nở – Những lưu ý quan trọng
- Khi trứng bắt đầu nứt vỏ, không can thiệp vào quá trình nở trừ khi gà con gặp khó khăn do sát vỏ.
- Đảm bảo độ ẩm cao hơn trong giai đoạn nở để tránh tình trạng màng trứng khô làm gà con không thể thoát ra.
- Sau khi gà con nở, để trong máy khoảng 3 – 5 giờ để lông khô rồi mới đưa ra ngoài.

5. Chăm sóc con non sau khi nở
Con con mới nở rất yếu, cần được chăm sóc đúng cách:
- Chuẩn bị chuồng úm: Sử dụng đèn sưởi để giữ ấm, nhiệt độ khoảng 32 – 35°C trong tuần đầu tiên.
- Nước uống và thức ăn: Cho con non uống nước ấm pha điện giải, sau đó mới tập ăn cám mảnh. Với chim bồ câu để chim bố mẹ mớm sữa diều cho con ăn.
- Tiêm phòng: tùy theo từng loại gia cầm mà các bạn cần tiêm phòng định kỳ để tránh các bệnh truyền nhiễm.
- Quan sát sức khỏe: Nếu thấy con non yếu, cần bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng.

Kết luận
Để hành trình từ quả trứng đến gà con khỏe mạnh diễn ra thuận lợi, việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy ấp là điều quan trọng không thể bỏ qua. Hãy đảm bảo mọi bước được thực hiện đúng cách để đạt tỷ lệ nở cao và có đàn gà con khỏe mạnh nhất!
Tham khảo các dòng máy ấp trứng Mactech: