logo vui cười lên
hotline-header

Trứng gà bị sát vỏ


Chào các bạn, bài này tôi sẽ đi sâu về vấn đề trứng gà bị sát vỏ khi nở hay còn gọi là dính vỏ. Đây là hiện tượng thường xảy ra trong quá trình ấp trứng bằng máy ấp, kể cả máy ấp thủ công và máy ấp tự động. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu liên quan đến nhiệt độ và ít bị ảnh hưởng bởi độ ẩm. Với máy ấp trứng chất lượng cao sẽ hạn chế được vấn đề này khi sử dụng.

Theo cách hiểu thông thường của nhiều người dùng máy ấp, khi gà con bị sát vỏ thì thường nghĩ là do thiếu độ ẩm nên gà con mới dính vỏ, nhưng theo kinh nghiệm lâu năm của tôi trong quá trình ấp trứng và tư vấn cho nhiều khách hàng thì vấn đề này là do quá nhiệt là chính chứ không phải thiếu ẩm.

 Trong tự nhiên, gà mái ấp trứng thì độ ẩm lúc này là độ ẩm tự nhiên nên thường sẽ nằm trong khoảng 40% – 60% mà rất ít khi xảy ra hiện tượng trứng bị sát vỏ. Như vậy chúng ta có thể căn cứ vào điều kiện tự nhiên để phân tích nguyên nhân.

 Trong thực tế, nhiều người khi thấy gà nở bị dính vỏ thì thường phun thêm nước tạo ẩm, điều này cũng cho kết quả tốt hơn, tuy nhiên việc tăng ẩm như vậy không phải là yếu tố chính để trứng nở tốt hơn mà chính là mỗi lần phun thêm nước sẽ làm giảm nhiệt độ, trứng được mát hơn, đây mới là yếu tố cốt lõi để trứng nở tốt hơn.

 Trong quá trình sử dụng và tư vấn cho khách hàng, tôi thấy rằng hiện tượng gà nở bị sát vỏ là do quá nhiệt, các bạn có thể xem thêm bài viết hiện tượng quá nhiệt và cách xử lýkhi bị quá nhiệt (tức là nhiệt độ ấp cao hơn nhiệt độ tiêu chuẩn cho từng loại trứng gia cầm, thủy cầm) thì trong trứng gà sinh ra thêm một lớp chất nhầy màu vàng nhạt, lớp nhầy này có độ dính cao và khi gà nở thì gà bị dính lông vào vỏ nên khó đạp ra khỏi trứng.

trứng gà bị sát

Một nguyên nhân nữa cũng gây ra hiện tượng sát vỏ là cách đảo trứng chưa đúng, lúc này 1 bộ phận nào đó của gà bị dính vào lớp màng trứng và không bị thay đổi trong suốt quá trình ấp, Góc đảo cũng ảnh hướng ít nhiều đến vấn đề này.

Đi kèm với hiện tượng này là gà nở sớm vào ngày 18 19, gà con bết lông lâu khô, còn có thể bị dị tật chân như khoèo chân, choãi chân.

Cách khắc phục hiện tượng này là chỉ cần giảm nhiệt độ ấp 0,1°C -0,2°C là được. Khi giảm nhiệt độ cho các lứa ấp sau thì tỉ lệ nở cao hơn, tỉ lệ chết phôi giảm, gà nở róc hơn, khỏe hơn, lông bông hơn.

Lứu ý: 

Mọi thắc mắc hay đóng góp của các bạn được comment dưới bài viết chúng tôi sẽ giải đáp sớm.

Nội dung trong bài viết này được bảo vệ quyền tác giả bởi luật bản quyền DMCA, mọi sao chép khi chưa có sự đồng ý của tác giả hoặc trích dẫn cụ thể nguồn gốc của bài viết đều bị xử lý triệt để

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Thiết kế bởi vuicuoilen (2LAN theme)
zalo
Nhắn tin trên Zalo
hotline
Đặt hàng: 0969 610 118
bảo hành
Kỹ thuật: 0982 642 621