logo vui cười lên
hotline-header

Chia sẻ về xử lý phân chim bồ câu bằng chế phẩm sinh học


CHIA SẺ VỚI NGƯỜI CHĂN NUÔI CHIM BỒ CÂU CHO ĐỠ VẤT VẢ:
Tết ra trời nồm, lại ăn cám con cò, phân uớt, em dọn thấy vất vả, hôm nào cũng phải dọn mà vẫn có mùi, mùi thì kéo theo cả nhiều ruồi muỗi đến…Rồi e mua chế phẩm vi sinh, ông chủ đai lý hướng dẫn chỉ phun cũng đc,..nhưng phun không thì không ăn thua.
Em làm đệm lót lần 2 vào đầu tháng 7 dương: lấy 1lít EM 1 với 1lít dịch mật pha vào bình 20 lít, ủ 5ngày thành EM2, lấy 6 lít EM2 pha thành 50-60 lít nước trộn ướt với 6 tải trấu to. Nên trộn trên bạt buộc đầu góc sao cho không chảy mất nước men vì trấu không thấm nhanh. Sau đó rải đều trên các khay, cho gần 300 đôi nhà em. EM 2 còn lại cho uống nước, cách ngày cho uống lần(em rỗi thì mới cho uống đc) và pha nước tỉ lệ 1:10 phun định kỳ, hay thấy có mùi là phun.( có khi vội 3 tuần em mới phun)
Chú ý không để ướt đệm lót, nếu ướt nên thay bổ sung ngay. Vậy tiết kiệm được tiền men tiêu hóa so với trước kia( vì nó là men rồi) và thuốc sát trùng. ít ruồi muỗi hơn, khi có ruồi là em phun thuốc diệt Hantox vào chuồng và chim, tường. Và chim hầu như không bị đi iả. Ngoài ra thi thoảng em ngâm men với tỏi xay cho uống. 
Từ ngày rải trấu đến giờ em để nguyên vậy, dự là chim thay lông xong mới dọn. 
Còn lần đầu tiên em làm nền là gần cuối tháng giêng, rất cầu kỳ. Lấy EM2 ủ với 2 thùng sơn cám, trong 2 ngày, sau đó trộn với trấu, mùn cưa, nước EM 2 cho ẩm, lại ủ bạt kín 3 ngày, đảo lại, ủ tiếp 3 ngày, sau đó mới rải khắp các khay hứng phân. Nhưng mùn cưa dễ sinh bọ, phun thuốc diệt nó cũng đỡ. 
Đấy là cách xử lý phân chim bồ câu của em. Em vội và lười nên từ đầu năm đến giờ em mới dọn phân chim tổng thể 1 lần vào hè, gọi cho 1 xe phân đầy.
Còn trước em rắc vôi bột thì thấy bụi kinh và vẫn dọn nhiều, bụi vôi làm chim dễ ho hơn.
Trên là chia sẻ của em, ai tin hay không thì tùy. Chúc mọi người chăn nuôi thành công.

(Thông tin được chia sẻ trên Hiệp hội chim bồ câu miền bắc, người chăn nuôi nên tham gia để học hỏi kinh nghiệm, hoặc xem thêm trên website này tại mục chăn nuôi chim bồ câu pháp)
Văn Ngọc
Văn Ngọc Cách xử lý phân chim bồ câu quá công phu mà ko hiệu quả chị ạ
Nguyễn Phương
Nguyễn Phương Ưh .nhưng với người không có thời gian như chị thì hiệu quả
Nguyễn TạO
Nguyễn TạO Chị Cho xem hình ảnh trại chim của chị

Nguyễn Duy Hùng
Nguyễn Duy Hùng Công phu quá chị ạ
Nguyễn Phương Bình thường mà, công phu mấy
Bồ Câu Pháp Haophuong
Bồ Câu Pháp Haophuong Kiểu làm này mình đã làm rồi, ưu điểm là giảm mùi giảm công dọn phân… nhưng nhược điểm là càng để lâu không dọn thì càng nhiều bọ mạt, mà phun rất nhiều loại thuốc mà không diệt được hết… .

Bồ Câu Nam Định
Bồ Câu Nam Định Có bọ rệp không bạn ? ????
Nguyễn Phương Có nếu để lâu
Tuấn Anh Pigeon
Tuấn Anh Pigeon Quá mệt mỏi, tính em ưa sạch, thấy phân đầy khay là đã chối mắt lắm rồi, phải dọn ngay dù có bận phải làm tối cũng dọn, nói gì để vài tháng trời, chắc cho mồi lửa vệ sinh chuồng chim cho nó sạch, xử lý phân chim bồ câu càng sớm càng tốt.

Nguyễn Phương
Nguyễn Phương Hôm nào cũng phải dọn với việc nửa năm mới dọn lại không mùi, thì trường hợp nào mệt mỏi hơn?

Tuấn Anh Pigeon
Tuấn Anh Pigeon Chị thấy việc để đống khay phân chất ngất suốt ngày đập vào mắt thế có thoải mái không ạ? Riêng em thì không bao giờ để được thế

Nguyễn Phương
Nguyễn Phương Hi, mới đầu cũng ngứa mắt, sau cũng quen mà, quan trọng nhất không mùi hôi lên nhà trên là được
Trang Trại Tuệ Tâm
Trang Trại Tuệ Tâm Cám ơn chị Nguyễn Phương nhiều ah. Văn Ngọc và Bồ Câu Pháp Haophuong 2 anh có thể chia sẻ cách xử lý phân chim bồ câu của mình để anh chị em trong hội học được không ah.

Minh Trịnh
Minh Trịnh Cảm ơn bạn đã chia sẻ
 
 
Nguyễn Dũng
Nguyễn Dũng E có cách khác cực kì đơn giản. Chỉ cần cho ăn cám, phân khô đét. Cả tháng cũng không có mùi mấy.

Nguyên Trần
Nguyên Trần Bạn dùng cám gì vậy chia sẻ cho anh em tham khảo với

Nguyễn Phương
Nguyễn Phương Vâng có những loại cám người ta trộn thuốc, và men sẵn thì cũng đỡ
Tien Van Do
Tien Van Do Cám gì vậy bạn

Minh Trịnh
Minh Trịnh Nguyễn Dũng bạn nên chia sẻ nhiệt tình đi
Nguyễn Phương
Nguyễn Phương Đợt trước em đảo và san xiu đc 2lần, chỗ nhiều sang chỗ ít và cho xuống dưới. Đợt này em kệ đấy, do lười và vội

Nguyễn Phương
Nguyễn Phương Bình ủ men

Không có văn bản thay thế tự động nào.
Vu Gia Hưng
Vu Gia Hưng Tôi nói thế này 
Đây là hộ nuôi gia đình không phải trang trại, với quy mô đàn 200 cặp chủ bài là giáo viên của 1 trường trung học, chồng cũng công tác bên ngành giáo dục, 2 đứa con còn nhỏ nên chỉ tranh thủ thời gian để chăm chim.
Tác phẩm xử lý phân chim bồ câu:
1 năm 2 lần dọn là có thật 
Tôi có vào cách đây gần 1 tháng 
Phân chim từ đầu năm chưa hề dọn 
Người ta đã tranh thủ 1 tiết trống giờ để viết bài chia sẻ 
Mà tôi thấy 1 số thành viên có vẻ tỏ thái độ thế này thế khác 
Vậy thử hỏi. Những người có thái độ vậy . đã bao giờ chia sẻ bài nào trong trang chưa 
Tôi xin nhắc lại 1 lần nữa 
Tất cả những anh hùng bàn phím 
Tôi sẽ sự lý triệt để 
Hội xây dựng và hoạt động đến ngày hôm nay 
Tôi cùng các quản trị viên đã bỏ ra bao nhiệt huyết 
Vì thế các thành viên nhã ý 
Hãy. . . . .
Ở đây tôi nói theo quan điểm cụ thể 
Ắt hẳn sẽ chạm tới lòng tự ái của 1 số người 
Nhưng 
Để hội phát triển toàn diện 
Rất cần có những bài viết chia sẻ nhiệt tình

Chim Yến
Chim YếnQuản trị viên nhóm Đồng ý với ý kiến của anh  Vu Gia Hưng. Chủ bài đưa ra cách mà chủ bài đã làm và thấy hay. Trong chăn nuôi mỗi người mỗi cách ai thấy hay thì tham khảo không bắt buộc phải dập khuôn. Nghiêm cấm mọi hình thức đả kích quấy phá dưới mọi hình thức nhe

Văn Quyết
Văn Quyết Cảm ơn chị đã tâm huyết chia sẻ. Em cũng đi làm cũng ít thời gian như chị và đặc biệt cứ liên quan đến chế phẩm sinh học trong chăn nuôi là em hứng thú.

Chiến Quỳnh
Chiến Quỳnh Cảm ơn chị đã chia sẻ, cần lắm những chia sẻ như thế này cho anh em học hỏi ạ

Thuốc Chăn Nuôi
Thuốc Chăn Nuôi nhược điểm của EM dùng phun khủ mùi nền chuồng đó là do quá trình làm ủ bằng rỉ mật nên để lâu sẽ rất nhiều bọ mạt+ thu hút ruồi+ đẻ trứng sinh bọ nhiều..hiện nay trên thị trường rất nhiều sản phẩm khủ mùi vi sinh..các bạn có thể dùng men rắc dải lớp mỏng lên khay phân.. hoặc cho uống sản phẩm sinh học vi sinh rất tốt..
 
Trên đây cách xử lý phân chim của một hộ gia đình chăn nuôi kết hợp để làm kinh tế tại nhà, nếu bạn có nhiều thời gian thì có thể dọn liên tục, còn không có nhiều thời gian thì có thể làm theo cách mà chủ trại nhỏ này đã chia sẻ. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi nội dung.
 

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Thiết kế bởi vuicuoilen (2LAN theme)
zalo
Nhắn tin trên Zalo
hotline
Đặt hàng: 0969 610 118
bảo hành
Kỹ thuật: 0982 642 621