logo vui cười lên
hotline-header

Phân tích nhược điểm của máy ấp trứng vỏ gỗ


Máy ấp trứng vỏ gỗ là dòng máy được nhiều người ưa chuộng nhờ vào khả năng giữ nhiệt tốt, bền bỉ và an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, dòng máy này vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Bài viết này Mactech sẽ phân tích nhược điểm của máy ấp trứng vỏ gỗ và ảnh hưởng của chúng đến quá trình ấp trứng để các bạn hiểu rõ hơn.

Ấp trứng bằng máy
Phân tích nhược điểm của máy ấp trứng vỏ gỗ

1. Chịu nước kém

Gỗ là chất liệu hữu cơ, do đó không chịu được độ ẩm cao trong thời gian dài. Khi gặp nước, gỗ có thể xảy ra một số vấn đề như:

  • Gỗ công nghiệp: Dễ bị bở, tách lớp khi tiếp xúc với độ ẩm cao trong thời gian dài.
  • Gỗ thịt: Dễ bị ẩm mốc, mục nếu bị dính nước trong thời gian dài. Đặc biệt gỗ thịt còn bị tình trạng cong vênh khi bị tác động bởi nhiệt độ cao hoặc khi bị ẩm khô lại cũng khiến gỗ dễ bị cong vênh.

Ảnh hưởng đến quá trình ấp trứng:

  • Vô tình tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây ảnh hưởng đến chất lượng trứng.
  • Giảm tuổi thọ máy nếu thường xuyên bị ẩm.

2. Cách nhiệt chỉ ở mức khá

Gỗ có khả năng cách nhiệt tốt hơn nhựa, nhưng lại không hiệu quả bằng chất liệu như thùng xốp hoặc kim loại có lớp cách nhiệt chuyên dụng. Nếu đánh giá ở thang điểm 10 thì vỏ gỗ chỉ cách nhiệt ở mức 7 điểm mà thôi. Vậy nên vào mùa lạnh máy ấp vỏ gỗ thường phải có biện pháp giữ nhiệt để máy hoạt động ổn định hơn.

Ảnh hưởng đến quá trình ấp trứng:

  • Khi nhiệt độ môi trường quá lạnh, máy ấp vỏ gỗ không giữ nhiệt tốt như máy ấp thùng xốp, làm máy ấp tốn nhiều điện hơn. Thậm chí máy không lên được đủ nhiệt khi nhiệt độ xuống thấp.
  • Đối với các khu vực có khí hậu lạnh, tỷ lệ nở có thể giảm do nhiệt độ bên trong máy dao động.
Bảng điều khiển
Phân tích nhược điểm của máy ấp trứng vỏ gỗ

3. Khó tích hợp tạo ẩm tự động

Gỗ hấp thụ độ ẩm và có thể bị mục khi tiếp xúc với hơi ẩm trong thời gian dài. Do đó, các máy ấp trứng vỏ gỗ thường không tích hợp bộ tạo ẩm tự động. Một số dòng máy ấp vỏ gỗ vẫn tích hợp bộ tạo ẩm tự động nhưng rõ ràng tuổi thọ của máy sẽ không được cao.

Ảnh hưởng đến quá trình ấp trứng:

  • Người dùng phải tự điều chỉnh độ ẩm bằng cách đặt khay nước trong máy, gây bất tiện.
  • Nếu không kiểm soát tốt, độ ẩm không ổn định có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi trứng nhất là vào mùa đông khi độ ẩm không khí xuống khá thấp.

4. Trọng lượng nặng, tốn kém chi phí vận chuyển

Máy vỏ gỗ nặng hơn so với máy vỏ nhựa hoặc thùng xốp, khi vận chuyển xa có thể tăng chi phí. Vì lý do này nên bạn có thể thấy các máy ấp vỏ xốp hoặc máy ấp vỏ nhựa vẫn miễn phí vận chuyển cho khách hàng nhưng máy vỏ gỗ thì không vì chi phí vận chuyển khá cao.

Ảnh hưởng đến quá trình ấp trứng:

  • Nếu cần di chuyển thường xuyên, máy ấp trứng vỏ gỗ không phải là lựa chọn tối ưu.
  • Tốn nhiều công sức khi lắp đặt hoặc thay đổi vị trí đặt máy.

5. Hình dáng hạn chế

Máy ấp trứng vỏ gỗ thường chỉ được thiết kế theo dạng tủ đứng hoặc ngang, ít có sự đa dạng về hình dáng như các dòng máy vỏ nhựa hay kim loại.

Ảnh hưởng đến quá trình ấp trứng:

  • Ít sự lựa chọn cho người dùng có nhu cầu đặc biệt về thiết kế.
  • Khó tối ưu không gian sử dụng, đặc biệt là trong các trang trại nhỏ cần thiết bị có kích thước linh hoạt hơn.
Phân tích nhược điểm của máy ấp trứng vỏ gỗ
Phân tích nhược điểm của máy ấp trứng vỏ gỗ

Kết luận

Mặc dù máy ấp trứng vỏ gỗ có nhiều ưu điểm, nhược điểm của máy ấp trứng vỏ gỗ vẫn rất đáng cân nhắc. Việc lựa chọn máy ấp trứng phù hợp cần dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế, điều kiện môi trường và khả năng tài chính. Nếu bạn yêu cầu một chiếc máy nhẹ, chống ẩm tốt và linh hoạt hơn, có thể cân nhắc các dòng máy vỏ nhựa hoặc kim loại. Tuy nhiên, nếu bạn ưu tiên độ bền và khả năng giữ nhiệt, máy ấp trứng vỏ gỗ vẫn là một lựa chọn đáng xem xét.

 

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Thiết kế bởi vuicuoilen (2LAN theme)
zalo
Nhắn tin trên Zalo
hotline
Đặt hàng: 0969 610 118
bảo hành
Kỹ thuật: 0982 642 621