Trứng vịt ngan ngỗng là kiểu trứng thủy cầm nên có cách ấp khác với cách ấp của trứng gia cầm thông thường (trứng gà, chim cút, bồ câu). Vậy nên nhiều bạn thắc mắc về cấu tạo máy ấp trứng vịt ngan ngỗng như thế nào, nó có khác gì so với máy ấp trứng thông thường hay không. Bài viết này Mactech sẽ giúp các bạn giải đáp cụ thể về vấn đề này để các bạn hiểu rõ hơn.
Cấu tạo máy ấp trứng vịt ngan ngỗng
Máy ấp trứng vịt ngang ngỗng thực ra không hề khác biệt với máy ấp trứng gà. Về thiết kế cũng như chức năng đều giống với máy ấp trứng gà chỉ có điều cách ấp của trứng vịt ngan ngỗng hơi khác và mất công hơn ấp trứng gà mà thôi. Cụ thể, một máy ấp trứng vịt ngan ngỗng đơn giản cũng gồm các bộ phận chính như:
- Bộ điều khiển nhiệt + cảm biến: bộ điều khiển này điều khiển hoạt động của máy một cách tự động theo cài đặt của người dùng. Tùy theo từng máy mà bộ điều khiển có thể có nhiều chức năng như điều khiển nhiệt, điều khiển tạo ẩm, điều khiển đảo tự động, điều khiển đèn UV, điều khiển đèn chiếu sáng, …
- Bóng nhiệt: là thiết bị tạo nhiệt cho máy ấp, có nhiều loại bóng nhiệt khác nhau có thể dùng cho máy ấp trứng vịt ngan ngỗng như bóng nhiệt sợi carbon, thanh nhiệt điện trở, bóng nhiệt halogen hay bóng đèn sợi tóc.
- Quạt thổi: trong máy ấp trứng luôn phải có quạt thổi giúp nhiệt trong máy lưu thông đều bên trong giúp trứng ấp được đồng đều.
- Khay nước tạo ẩm: bên trong trứng có nước và nếu không khí khô quá nước trong trứng sẽ bay hơi làm trứng bị khô, sát vỏ phôi không phát triển được. Vậy nên trong máy ấp trứng luôn có khay nước tạo ẩm, các máy nhỏ chỉ cần đặt khay nước bên trong cho bay hơi tự nhiên, máy lớn thường phải có hệ thống tạo ẩm tự động.
- Khay để trứng: khay trứng là nơi đặt trứng để ấp, những máy ấp đơn giản thực ra cũng không cần phải có khay vẫn ấp nở bình thường. Tuy nhiên máy lớn thường phải có khay trứng để tận dụng không gian ấp được nhiều trứng hơn.
- Vỏ máy: vỏ máy cũng rất quan trọng trong máy ấp trứng, vỏ máy yêu cầu phải giữ nhiệt tốt giúp máy ổn định được nhiệt độ bên trong. Bên cạnh đó, vỏ máy cũng không được làm kín mà phải có vị trí thoát khí để cung cấp oxy cho trứng hô hấp. Các máy ấp giá rẻ có thể dùng thùng xốp để làm vỏ máy, các máy ấp lớn hơn thường được thiết kế vỏ máy bằng khung thép, khung gỗ hoặc nhựa tùy loại nhưng các máy lớn sẽ phải có thêm một lớp cách nhiệt bên trong.
Như vậy, có thể nói rằng cấu tạo máy ấp trứng vịt ngan ngỗng cũng giống máy ấp trứng gà hay trứng chim thông thường. Các bộ phân trong máy ấp cơ bản chỉ có vỏ máy, khay trứng, khay nước, quạt thổi, cảm biến, bóng nhiệt và bộ điều khiển. Một số dòng máy ấp trứng hiện đại hơn có thể tích hợp nhiều tính năng hơn như màn hình cảm ứng, kết nối wifi, ghi lịch sử ấp, đảo tự động, camera xem trứng, đèn soi trứng, đèn chiếu sáng, đèn UV, … nhưng trên cơ bản cũng không khác quá nhiều.
Lưu ý khi sử dụng
Mặc dù cấu tạo máy ấp trứng vịt ngan ngỗng giống với các dòng máy ấp trứng gà, máy ấp trứng đa năng nhưng cách ấp sẽ khác một chút. Khi ấp trứng gà thường các bạn ấp theo hướng dẫn từ nhà sản xuất, máy có thể phải điều chỉnh phù hợp để trứng nở đúng ngày. Nhưng khi ấp trứng vịt ngan ngỗng thì các bạn cần phải làm thêm một công đoạn nữa là làm mát trứng định kỳ. Việc làm mát trứng này các bạn phải làm thủ công chứ không tự động. Chính vì phải làm thủ công nên cách ấp khác nhau nhưng máy ấp lại giống nhau.
Việc làm mát trứng các bạn làm mát trứng từ ngày ấp thứ 12 đến ngày trứng nở. Làm mát trứng cũng rất đơn giản nhưng bạn phải duy trì làm mát đều đặn hàng ngày. Đầu tiên cần lấy trứng ra khỏi máy cho trứng nguội bớt (khoảng 10 phút), xịt nước ấm vào trứng cho ướt hết trứng, bạn cũng có thể nhúng trứng vào nước rồi vớt ra ngay. Để trứng tự khô trong 1 tiếng rồi cho trứng vào ấp tiếp. Bình thường từ ngày ấp thứ 12 trở đi bạn làm mát như vậy mỗi ngày 1 lần. Hoặc nếu có thời gian mỗi ngày bạn làm mát trứng ngày 2 lần càng tốt.