logo vui cười lên
hotline-header

Trứng bồ câu bị sát hoặc chết tắc khi nở, nguyên nhân và cách xử lý


Ấp trứng bồ câu cũng tương tự như các loại trứng gia cầm khác như trứng gà, trứng vịt, ngan…đều có những vấn đề chung như nở chậm, nở muộn, nở sớm, bị sát, bị ung…Khách hàng sử dụng máy ấp trứng của hãng Mactech hầu hết đều ấp nở rất tốt nhưng cũng không hiếm người ấp chưa tốt. Một trong những vấn đề thường gặp đó là trứng bồ câu bị sát khi nở, cách giải quyết như nào sẽ được trình bày trong phần dưới.

Trên hình là loại máy ấp 200 trứng được sử dụng rất nhiều trong chăn nuôi chim bồ câu, các trang trại chăn nuôi từ 200-500 đôi có thể sử dụng máy ấp 200 quả (trứng bồ câu ấp được 280 quả), các trại lớn hơn thường sử dụng máy ấp 600 trứng trở lên. Sử dụng máy ấp trong chăn nuôi luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn bởi tăng tỉ lệ nở cao hơn nhiều so với ấp trứng tự nhiên. Tuy vậy việc ấp trứng bằng máy ấp cũng đòi hỏi chút ít kinh nghiệm để xử lý những vấn đề có thể gặp phải trong quá trình ấp trứng bồ câu.

Ấp trứng bồ câu bị sát là một trục trặc có thể gặp phải với người sử dụng máy ấp, tuy nhiên vấn đề này cũng khá dễ dàng kiểm tra và xử lý. Theo thống kê của chúng tôi, hầu hết các vấn đề gặp phải khi ấp trứng gia cầm đều nằm trong hai nhóm là trứng nở sớm và trứng nở muộn, còn trứng nở đúng ngày thường cho chất lượng rất tốt khi chất lượng trứng tốt. Trứng nở muộn hay nở sớm đều gây ra những hiện tượng không mong muốn như khèo chân, sát trứng, dính vỏ, sùi nước vàng, con yếu, lông bết, hở rốn, nặng bụng, chết trong trứng, chết ngạt….rất nhiều vấn đề có thể gặp phải khi nở không đúng ngày. 

Vậy trứng bồ câu bị sát khi nở thì thuộc nhóm nở sớm hay nở muộn, rất nhiều người hiện nay khi ấp trứng thường không ghi ngày tháng để theo dõi ngày trứng nở, đây là vấn khó khăn khi tư vấn xử lý bởi trứng bị sát vỏ có thể gặp ở cả hai nhóm. Ví dụ, khi trứng nở sớm là do nhiệt độ cao sẽ dẫn tới có chất dịch vàng dính chảy ra khi trứng đục vỏ, chất nhầy này khô rất nhanh sẽ dính lông con non vào vỏ trứng và không thể tách ra được. Trường hợp thứ 2 trứng bị sát khi nở muộn, nở muộn là do thiếu nhiệt, con non yếu chỉ đục vỏ mà không thể đạp ra được dẫn tới nằm quá lâu trong trứng và chết hoặc chết ngạt luôn trong trứng khi chưa kịp đục vỏ, xem thêm nội dung về hiện tượng ấp thiếu nhiệt.

Người chăn nuôi sử dụng máy ấp thường gọi điện muốn được tư vấn nhưng chỉ nói chung là gà nở bị sát hay trứng bồ câu bị sát mà không theo dõi các vấn đề khác như ngày nở, điều quan trọng trong ấp trứng đó là ngày nở đúng hay nở sớm, nở muộn. Chỉ cần nở đúng ngày thì mọi việc sẽ tốt khi trứng chất lượng tốt. Vậy mấu chốt vấn đề là theo dõi ngày nở, nếu nở sớm ngày thì chỉ cần giảm nhiệt 0.1-0.2oC là được, nếu nở muộn ngày và nở chậm thì chỉ cần tăng nhiệt 0.1-0.2oC là được.

Trứng bồ câu nở ngày 17 là chuẩn, nở từ ngày 17-18 là bình thường, kéo dài sang ngày 19 là thiếu nhiệt, còn nở từ ngày 16 là do thừa nhiệt. 

Trứng gà nở ngày 20 là chuẩn, nở từ ngày 20-21 là bình thường, kéo dài sang ngày 22 là thiếu nhiệt, còn nở từ ngày 18-19 là thừa nhiệt.

Nhiều trường hợp nở không đúng ngày nhưng vẫn đạt chất lượng tốt, đây là do trứng tốt phôi khỏe nên không vấn đề gì, còn trứng chất lượng phôi kém hơn sẽ dẫn tới khó nở. Vì vậy, khi người sử dụng máy ấp gặp vấn đề như trên, hãy tìm hiểu các yếu tố liên quan để điều chỉnh cho phù hợp. Xem thêm trường hợp ấp trứng khó nở vào mùa đông.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Thiết kế bởi vuicuoilen (2LAN theme)
zalo
Nhắn tin trên Zalo
hotline
Đặt hàng: 0969 610 118
bảo hành
Kỹ thuật: 0982 642 621