Gà là loại gia cầm được chăn nuôi nhiều nhất ở nước ta. Gà thường có hai hình thức nuôi thương phẩm là nuôi lấy thịt và nuôi lấy trứng. Nuôi gà lấy thịt thương phẩm bị ảnh hưởng bới giá thịt từ thị trường. Còn nuôi gà lấy trứng thường giá trứng ổn định hơn rất nhiều. Trong bài viết này, Mactech sẽ hướng dẫn các bạn những kỹ thuật cơ bản về cách nuôi gà đẻ nhiều trứng để các bạn muốn đi theo hướng này có thêm kiến thức khi bắt tay vào thực hiện.
- May ap trung ga
- Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng
- Cách làm cho gà mái nhanh đẻ
- Giống gà ta đẻ nhiều trứng
- Trứng gà bị xanh có ăn được không
- Thức ăn kích thích gà đẻ trứng
- Gà đạp mái bao lâu thì đẻ
- Gà nuôi bao lâu thì đẻ
Hướng dẫn cách nuôi gà đẻ nhiều trứng
Khi nuôi gà lấy trứng các bạn luôn đặt mục tiêu làm sao để nuôi gà đẻ nhiều trứng nhất. Để có thể giúp gà đẻ nhiều trứng nhất các bạn cần hiểu rõ về giống gà mà mình muốn nuôi vì gà ta khác mà gà công ghiệp lại khác. Để gà đẻ trứng, nhất định vẫn phải nuôi gà đến khi đủ tuổi thành thục gà mới bắt đầu đẻ. Khi gà ở giai đoạn đẻ trứng, cần tuân thủ các yếu tố về chuồng trại, mật độ nuôi, thức ăn, nước uống, phòng bệnh và cai ấp cho gà để gà đẻ nhiều trứng hơn. Đặc biệt, có thể can thiệp thêm bằng các loại thức ăn kích thích gà đẻ cũng giúp tăng sản lượng trứng lên đáng kể. Sau đây là các cách nuôi gà đẻ nhiều trứng bạn cần chú ý:
Chuồng trại và chuyển gà lên chuồng
Khi nuôi gà lấy trứng các bạn có thể áp dụng một trong các mô hình nuôi là chuồng nền, chuồng sàn và chuồng lồng. Mỗi mô hình đều có ưu nhược điểm riêng, chuồng nền chi phí đầu tư thấp nhưng khó kiểm soát nếu gà bị bệnh. Chuồng sàn chi phí đầu tư cao hơn, dễ vệ sinh chuồng trại nhưng không áp dụng được các công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi. Chuồng lồng cho hiệu quả chăn nuôi tối ưu nhất, áp dụng được nhiều quy trình chăn nuôi hiện đại tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu rất cao.
Khi gà chuyển từ gà hậu bị sang gà đẻ, bạn hãy chuyển chuồng cho gà. Trước khi chuyển chuồng nên cho gà ăn uống tự do, ăn nhiều rau xanh và protein. Lúc chuyển chuồng nên chuyển vào ban đêm và thực hiện thật nhanh. Chú ý thiết kế chuồng đẻ có môi trường tương tự như khi nuôi hậu bị để gà không bị lạ chuồng dễ dẫn đến stress.
Mật độ nuôi gà ta đẻ trứng và tỉ lệ ghép trống mái
Mật độ nuôi gà cũng ảnh hưởng đến khả năng đẻ của gà. Tùy vào mô hình nuôi và từng giống gà mà mật độ nuôi có thể tư 3 – 4 con trên mỗi mét vuông tính cả con trồng. Có thể bạn sẽ thắc mắc sao lại có cả con trống ở đây. Lý do vì nuôi gà đẻ vẫn cần con trống đạp mái một là để lấy trứng giống hai là có trống đạp mái kích thích gà đẻ nhiều hơn. Tỉ lệ ghép trống trong đàn nên để ở mức 1 trống 9 mái (trống đạp rất hăng nên tỉ lệ này là chuẩn).
Chế độ dinh dưỡng
Gà đẻ cần có máng ăn và máng uống đủ để gà không tranh nhau khi ăn uống. Gà đẻ nên cho ăn thức ăn phù hợp với giai đoạn sinh sản sẽ giúp gà đẻ nhiều hơn. Khẩu phần ăn cho gà đẻ thường vào khoảng từ 115g thức ăn/con/ngày với hàm lượng khoảng 2900 calo/kg. Các loại thức ăn này có thể là thức ăn viên đậm đặc dùng cho gà đẻ hoặc bạn cũng có thể tự trộn thức ăn cho gà đẻ theo các công thức khác nhau để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho gà. Nhiều trướng hợp gà đẻ trứng mỏng vỏ cũng là do khẩu phần ăn của gà chưa đầy đủ dẫn đến gà bị thiếu chất nên đẻ trứng mỏng vỏ.
Kích thích gà đẻ nhiều trứng
Khi nuôi gà đẻ trứng ngoài chế độ dinh dưỡng và chuồng trại thì để gà đẻ nhiều các bạn nên kết hợp nhiều phương pháp giúp kích thích gà đẻ nhanh hơn, nhiều hơn. Một số cách có thể kể ra như cho gà phơi nắng và thắp đèn vào ban đêm để kích thích hóc môn, bổ sung thêm Thyreoprotein, Caseiniod hoặc Eitririn vào thức ăn cho gà để giúp kích thích gà đẻ nhiều hơn. Trong số các cách nuôi gà đẻ nhiều trứng thì cách kích thích gà đẻ là cách bạn không nên bỏ qua.
Thu nhặt trứng và bảo quản trứng
Khi gà mới đẻ bạn nên thu trứng ngay để đảm bảo trứng còn tươi và tránh việc gà làm vỡ trứng. Khi thu trứng, bạn nên để lại một trứng trong ổ đẻ để gà nhớ ổ sau này sẽ vào đó đẻ tiếp. Việc thu trứng là công việc hàng ngày và không nên để 2 – 3 hôm mới thu trứng một lần.
Phòng bệnh
Quy trình phòng bệnh cho gà đẻ cũng rất cần thiết, ngoài việc vệ sinh chuông trại và cho ăn thức ăn đảm bảo thì việc tiêm thuốc phòng bệnh định kỳ cũng rất quan trọng. Tùy vào từng giống gà mà bạn nuôi sẽ có những phương thức phòng bệnh phù hợp. Điều quan trọng nhất khi phòng bệnh chủ yếu vẫn là bạn phải vệ sinh chuồng trại, kiểm soát tốt nguồn thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh và tiêm phòng các loại bệnh thường gặp cho gà.
Gà ấp bóng
Gà thường đẻ theo chu kỳ, sau khi đẻ hết một lứa trứng gà sẽ chuyển sang ấp trứng và nuôi con. Thời gian ấp trứng là 20 ngày và nuôi con là một tháng. Nếu bạn nuôi gà đẻ thì không thể để gà ấp trứng và nuôi con được. Làm vậy sẽ khiến giảm năng suất trứng rất nhiều. Người chăn nuôi thường sẽ dùng máy ấp trứng để ấp trứng gà còn gà mái sẽ cai ấp đẻ gà đẻ nhiều hơn. Thường thì bạn sẽ lấy trứng khỏi ổ của gà nên đôi khi gà đẻ hết lứa trứng đó thấy không có trứng những vẫn nhảy vào ổ để ấp. Trường hợp này gọi là ấp bóng và chúng ta phải cai ấp cho gà để gà quay lại giai đoạn đẻ trứng tiếp. Cách cai ấp cho gà có nhiều cách các bạn có thể tham khảo trong bài viết Gà ấp bóng và cách cai ấp cho gà để hiểu rõ hơn.
Với những cách nuôi gà đẻ nhiều trứng nêu trên hi vọng các bạn đã có những thông tin cơ bản về nuôi gà lấy trứng. Nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề này, hãy để lại comment để mọi người cùng thảo luận. Chúc các bạn chăn nuôi thành công!