May ap trung bo cau – Hiện tượng chim bồ câu bị khẹc là hiện tượng mà người nuôi chim bồ câu thường thấy ở đàn chim bồ câu. Nếu không điều trị, tình trạng này có thể nặng hơn dẫn đến chim bị chết. Do đó, ngoài biểu hiện chim bị khẹc thì các bạn cần căn cứ vào một số biểu hiện khác của chim để xác định nguyên nhân bị bệnh từ đó có hướng khắc phục hợp lý. Trong bài viết này, Mactech sẽ dẫn lại video trả lời từ chuyên gia trên kênh VTC16 về vấn đề chim bồ câu bị khẹc để các bạn biết nguyên nhân cũng như cách điều trị phù hợp.
- Gà ri nuôi bao lâu thì đẻ trứng
- Máy ấp trứng tự động đa năng
- Trứng gà con so có ấp được không
- Nuôi gà mía lấy trứng có hiệu quả không
- Nuôi gà ri lấy trứng có được không
Nguyên nhân chim bồ câu bị khẹc
Khi các bạn nuôi bồ câu mà thấy chim bồ câu bị khẹc, khò khè chứng tỏ chim đã bị bệnh. Có 2 nguyên nhân chính khiến chim bị khẹc mà chuyên gia đã nêu đó là chim bị bệnh newcastle và chim bị viêm đường hô hấp mãn tính (CRD). Mỗi nguyên nhân lại có những biểu hiện khác nhau cần lưu ý để xác định đúng nguyên nhân bị bệnh ở đàn bồ câu:
- Chim bị bệnh newcastle: ngoài triệu chứng chim bồ câu bị khẹc nếu chim kèm theo triệu trứng đi ngoài phân xanh, có nước mắt nước mũi nhưng dịch nước mũi, nước mắt trong thì có thể chắc chắn chim đã bị bệnh newcastle.
- Chim bị viêm đường hô hấp mãn tính (CRD): trường hợp chim bồ câu bị khẹc nhưng không đi ngoài phân xanh, khi hen khẹc có nước mắt nước mũi nhưng dịch nước mũi đặc có màu xanh vàng thì có thể kết luận chim đang bị CRD chứ không phải newcastle.
Cách khắc phục
Khi chim bồ câu bị khẹc, trước tiên cần xác định nguyên nhân để có hướng khắc phục cụ thể. Trên cơ bản, các bạn cần cho chim bổ sung vitamin và men tiêu hóa để tăng cường khả năng miễn dịch cho chim giúp chim ăn tốt hơn không bỏ ăn. Nếu chim bị newcastle thì có rất nhiều phác đồ điều trị như trong video ở trên hoặc bạn có thể cho chim uống thuốc theo phác đồ sau:
- Cho uống nước tỏi với liều lượng 10 gam tỏi với 1 lít nước sạch
- Dùng kháng thể Gum tiêm liên tục trong 3 ngày.
- Sau 1 ngày tiêm Vacxin Newcastle với liều lượng gấp 2 lần so với liều tiêm phòng.
- Dùng thuốc diệt vi khuẩn Thiamphenicol hoặc Doxycyclin, hoặc Florphenicol hoặc Biseptol hoặc Neoteson hoặc Enroflox 20% hoặc Oxytetracyclin. Dùng liên tục từ 5 – 7 ngày.
Còn về nguyên nhân chim bị khẹc do viêm đường hô hấp cấp thì bạn cũng có thể dùng phác đồ điều trị như trong video trên hoặc cho chim dùng thuốc theo phác đồ sau:
- Sử dụng thuốc Tylosin liều lượng 10mg/kg thể trọng để tiêm bắp thịt hoặc dùng liều 1g pha trong 1 lít nước cho bồ câu uống liên tục 3 – 5 ngày.
- Dùng thuốc Tiamulin liều lượng 15mg/kg thể trọng chim, tiêm bắp thịt cho bồ câu hoặc dùng liều 2g pha trong 1 lít nước cho uống liên tục 3 – 5 ngày.
Với những thông tin trên, hi vọng các bạn đã nắm được nguyên nhân chim bồ câu bị khẹc và cách điều trị phù hợp cho đàn bồ câu của mình. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy để lại comment để mọi người cùng thảo luận. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.