logo vui cười lên
hotline-header

Cách làm chuồng úm gà con sau khi nở


Khi cho gà mẹ ấp trứng đến ngày trứng nở gà con sẽ được gà mẹ ủ ấm và chăm sóc. Nếu các bạn dùng máy ấp trứng để ấp thì khi gà con nở các bạn cần phải úm gà con để giúp gà con tăng tỉ lệ sống, không bị nhiễm bệnh. Cách làm chuồng úm gà con sau khi nở rất đơn giản chỉ cần đảm bảo diện tích phù hợp, tránh gió lùa và rải chất độn chuồng để điều hòa nhiệt cho gà con. Trong bài viết này, Mactech sẽ hướng dẫn cụ thể hơn về cách làm chuồng úm gà con sau khi nở để các bạn có thể tự làm chuồng úm đúng kỹ thuật.


Cách làm chuồng úm gà con sau khi nở

Để làm chuồng úm gà con sau khi nở có nhiều cách, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà có thể làm chuồng úm theo cách khác nhau miễn sao đảm bảo được chuồng úm có diện tích phù hợp với mật độ gà, tránh được gió lùa, tránh được côn trùng, động vật gây hại (chuột) hay các mầm bệnh khác. Sau đây Mactech sẽ hướng dẫn các bạn làm một chuồng úm đúng kỹ thuật đảm bảo được các yếu tố trên.

Bước 1: Chuẩn bị các vật liệu làm chuồng úm

Để làm chuồng úm các bạn cần chuẩn bị các dụng cụ để quây úm như cót ép hoặc dùng bạt nilon mỏng cũng được. Thông thường dùng cót ép sẽ tiện lợi và thoáng hơn bạt nilon. Ngoài ra, các bạn cần chuẩn bị các vật liệu như nẹp tre, dây thép buộc để cố định chuồng úm. Chuẩn bị thêm một tấm chiếu cói mỏng để phủ trên chuồng úm tránh gió lùa. Nếu không dùng chiếu cói thì có thể dùng bạt nilon cũng được. Cuối cùng, các bạn chuẩn bị thêm một hai thanh tre dài để gác ngang trên chuồng úm và trấu để độn chuồng. Trên cơ bản chỉ cần chuẩn bị các nguyên vật liệu như vậy là có thể làm được một chuồng úm gà.

Cách làm chuồng úm gà con sau khi nở
Cách làm chuồng úm gà con sau khi nở

Bước 2: Chọn nơi đặt chuồng úm và vệ sinh nơi úm

Trước khi làm chuồng úm các bạn cần chọn được vị trí làm chuồng úm phù hợp. Vị trí làm chuồng úm phải cách xa khu vực nuôi gia súc gia cầm để tránh các mầm bệnh bên ngoài có thể lây sang chuồng úm. Vị trí đặt chuồng úm cần được vệ sinh, sát khuẩn bằng thuốc hoặc bôi bột vài ngày trước khi úm gà con. Vị trí chuồng úm cần mát mẻ, tránh được gió lùa.

Vệ sinh nơi đặt chuồng úm
Vệ sinh nơi đặt chuồng úm

Bước 3: Quây úm

Các bạn sử dụng cót ép hoặc bạt nilon để quây úm. Có 2 kiểu quây úm là quây úm theo dạng hình tròn và quây úm hình chữ nhật. Bạn kết hợp nẹp tre, dây thép để tạo một chuồng úm có diện tích phù hợp với mật độ gà cần úm. Chuồng úm cần đảm bảo được mật độ khoảng 60 con/m2 và diện tích chuồng úm không nên rộng quá 6m2. Nếu rộng quá gà con khi chạy xô với nhau dễ dẫm đạp lên nhau. Chiều cao của chuồng úm là từ 0,5 – 0,7m giúp tránh gió lùa. Các bạn nhìn hình chuồng úm sẽ biết ngay quây úm như thế nào cho hiệu quả.

Cách làm chuồng úm gà con sau khi nở
Cách làm chuồng úm gà con sau khi nở

Bước 4: Trải chất độn chuồng

Sau khi đã quây úm xong, các bạn trải trấu bên trong sao cho độ dày của trấu tối thiểu đạt 10cm. Việc trải trấu sẽ giúp gà con không bị lạnh chân và trấu cũng giúp điều hòa nhiệt độ cho gà con không bị quá nóng, quá lạnh. 

Bước 5: Mắc bóng đèn và che quây úm

Bạn dùng các thanh tre chuẩn bị gác ngang bên trên chuồng úm để treo bóng đèn và để che quây úm từ bên trên. Thanh gác này không cần quá to nhưng cần chịu được sức nặng của bóng đèn và tấm phủ bên trên. Việc che quây úm ở trên vừa giúp điều tiết nhiệt độ trong quây úm vừa giúp tránh gió lùa. Thông thường không cần phải che kín quây úm mà chỉ cần che khoảng 2/3 quây úm là được. 

Cách làm chuồng úm gà con sau khi nở
Che bạt nilon mỏng bên trên chuồng úm

Như vậy, trên cơ bản các bạn đã có thể làm được một chuồng úm gà con chuẩn kỹ thuật. Khi làm chuồng úm, bạn chỉ cần chú ý đảm bảo không để gió lùa và chuột bò vào bên trong là được. Chúc các bạn có thể tự làm được một chuồng úm chuẩn với những nguyên liệu sẵn có tại nhà.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Thiết kế bởi vuicuoilen (2LAN theme)
zalo
Nhắn tin trên Zalo
hotline
Đặt hàng: 0969 610 118
bảo hành
Kỹ thuật: 0982 642 621