logo vui cười lên
hotline-header

Kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ


Chim trĩ đỏ là giống chim quý đã từng nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ, chính vì vậy việc chăn nuôi cần được sự cho phép của cấp có thẩm quyền. Sau năm 2013 giống chim này được phép chăn nuôi buôn bán bình thường nên hiện nay chim trĩ là một trong những giống chim được chăn nuôi mạnh để phát triển kinh tế vì cho giá trị cao. Tuy nhiên, chim trĩ đỏ là giống chim tự nhiên nên việc chăn nuôi từ nhỏ đến lúc trưởng thành cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật mới có thể cho kết quả tốt. Dưới đây là quy trình chăn nuôi chim trĩ đỏ đã được áp dụng rộng rãi hiện nay, có thể giúp người nuôi từ các khâu chọn giống, chăm sóc tới chọn chim trưởng thành cho việc sinh sản….

Một số dòng máy ấp trứng bán chạy nhất hiện nay với giá thành rất phù hợp

Máy ấp trứng 50 trứng 

Máy ấp trứng 100 trứng

Máy ấp trứng 200 trứng

Máy ấp trứng 600 trứng

Máy ấp trứng 1000 trứng

Máy ấp trứng 2000 trứng

Máy ấp trứng 3000 trứng

Kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ

 1. Chuẩn bị chuồng nuôi chim trĩ đỏ

Quá trình phát triển của chim trĩ đỏ được chia ra làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn 0 – 4 tuần tuổi, giai đoạn 1 – 2 tháng tuổi, giai đoạn 2- 4 tháng tuổi, giai đoạn nuôi chim sinh sản. Mỗi giai đoạn chăn nuôi đều cần phải áp dụng các quy trình kỹ thuật khác nhau, sau đây chúng ta nghiên cứu các loại chuồng nuôi phù hợp với chim trĩ theo từng giai đoạn. 

1.1 Giai đoạn 0-4 tuần tuổi: đây là giai đoạn nuôi chim non mới nở, giai đoạn này chim non rất yếu nên cần phải làm chuồng nuôi chăm sóc cẩn thận.

Cụ thể: chuồng úm được làm bằng khung gỗ, kích thước 120 x 80 x 60 cm(rộng x sâu x cao), bốn thành xung quanh bằng gỗ ván, mặt trên và mặt đáy là lưới thép mắt cáo 1cm. Đáy chuồng cách mặt đất 20cm tạo khô thoáng sạch sẽ, dễ làm vệ sinh chuồng trại.

Trước khi cho chim trĩ mới nở vào lồng úm cần lót một lớp rơm vò nát mỏng xuống dưới đáy chuồng để chim non được giữ ấm và đi lại dễ dàng hơn. Xem cụ thể trong video kèm theo.

Mật độ nuôi là 50 – 80 con/chuồng, chim 1 ngày tuổi

1.2 Giai đoạn 1- 2 tháng tuổi: 

 Khi chim trĩ đỏ trên 1 tháng tuổi cần được đưa sang chuồng nuôi khác, phù hợp hơn.

Cụ thể: chuồng nuôi làm bằng khung gỗ, bao xung quanh bằng lưới mắt cáo để tạo sự thông thoáng cho chuồng nuôi, mặt trên và mặt dưới làm bằng gỗ đan khe hở 2-3cm, kích thước chuồng 150 x 80 x 100 cm (rộng x sâu x cao) hoặc làm chuồng hình vuông. Đế chuồng cách mặt đất 20cm. Xem thêm trong video trên.

Mật độ nuôi từ 10 – 15 con/chuồng.

1.3 Giai đoạn 2-4 tháng tuổi:

 Chim trĩ trên 2 tháng tuổi đã bước sang giai đoạn trưởng thành, cần đưa sang nuôi tại chuồng nuôi quần thể. Chuồng nuôi quần thể cần được xây cao ráo thoáng mát. Xây chuồng theo hướng gió mát, tường cao từ 50 – 100cm, phía trên cần được quây bằng thép lưới mắt lớn để tạo sự thông thoáng, mái tôn chống nóng hoặc mái lợp lá. Mỗi chuồng được chia làm nhiều ngăn, mỗi ngăn có diện tích 10 – 12m², chiều cao từ 2-2.5m. Nền chuồng được giải một lớp chấu hoặc cát dày 3 -5cm để giữ vệ sinh, hút ẩm và giúp dọn vệ sinh dễ dàng hơn.

Mật độ nuôi : 20 con/ 1 ngăn chuồng.

1.4 Giai đoạn nuôi chim sinh sản:

Khi chim trĩ đỏ vào giai đoạn sinh sản, người nuôi cần đưa chúng vào những chuồng nuôi dành riêng cho việc sinh sản. Có 2 loại chuồng nuôi, chuồng nuôi cá thể ghép 1 trống 3 mái và chuồng nuôi quần thể ghép 5 trống 15 mái.

2. Chọn chim giống

Chọn chim trĩ giống là khâu rất quan trọng mà người chăn nuôi cần chú ý.  Các lưu ý sau sẽ giúp người mua chọn được những con chim giống chất lượng:

+ Dựa vào màu đặc trưng của giống: chim trĩ đỏ mới nở lông thường có màu nâu, vàng sẫm, có 3 sọc đen dọc thân.

+ Trọng lượng chim non: nên chọn những con nặng từ 18 – 22 gam.

+ Lông mượt, nhanh nhẹn, mắt to và sáng, mỏ chắc khít, chân mập và đứng vững trãi.

+ Chọn những con chim to có kích thước đồng đều, không chọn những con có chân nhỏ, quắt, mỏ vẹo, rốn đen.

Khi cho chim mới nở vào lồng úm cần được thắp đèn để giữ ấm từ 35 – 37°C, thường dùng bóng đèn 200w vào mùa đông và bóng 60w vào mùa hè. 

3. Cách chăm sóc chim trĩ đỏ

Để chim trĩ đỏ phát triển tốt thì người nuôi cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề thức ăn và phòng bệnh. Trên thị trường hiện nay chưa có thức ăn pha sẵn dành riêng cho chim trĩ theo từng lứa tuổi, vậy nên người nuôi có thể tham khảo cách pha trộn thức ăn như sau để đảm bảo thức ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chim trĩ theo từng lứa tuổi.

3.1 Thức ăn, nước uống

+  Giai đoạn 0-4 tuần tuổi

Khi đưa chim trĩ mới nở ra khỏi máy ấp trứng thì cần cho vào lồng úm càng sớm càng tốt, thắp bóng đèn để giữ ấm, sau khi cho vào lồng úm 1 đến 2 giờ là cho ăn luôn. 

Thức ăn của chim trĩ non thường là hỗn hợp cám gồm cám gà con (chọn loại thơm, khô, không vón cục, loại dành cho gà con từ 1-21 ngày tuổi) trộn với bột đỗ tương rang theo tỉ lệ 10kg cám gà con với 1 kg đỗ tương rang. Đỗ tương rang cung cấp thêm protein đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho chim non phát triển tốt. Nên cho ăn làm nhiều lần, thường từ 8-10 lần/ngày. Tăng thêm rau xanh, rau muống, 5-10 gam/ngày. Sử dụng mẹt tròn hoặc vuông để rải đều thức ăn cho chim non dễ ăn hơn. 

Nước uống: sử dụng nước sạch, ấm 20°C , bổ xung thêm vitaminC, đường, pha thêm gluco kc , dùng chụp nước để cho chim uống. 

+ Giai đoạn 1- 2 tháng tuổi

Sử dụng thức ăn như trên.

+ Giai đoạn 2- 4 tháng tuổi

Vào giai đoạn này, chim trĩ đã trưởng thành, thức ăn và nước uống cũng cần điều chỉnh cho phù hợp.

Thức ăn được trộn sẵn gồm thức ăn cám gà đẻ, cám tẻ, bột đỗ tương rang, bột khô đỗ tương và bột đá theo công thức như sau: 50kg cám trộn = 35 kg(cám gà đẻ)+3,5 kg(cám tẻ) + 6,5 kg(bột đỗ tương rang) + 4kg(bột khô đỗ tương) + 1kg bột đá (bổ xung thêm canxi).

Với chim trĩ từ 2-4 tháng tuổi cho ăn từ 50-60gam cám/ngày/con, trên 5 tháng tuổi cho ăn từ 70-80gam cám/ngày/con. Rải đều cám vào máng nhiều lần trong ngày, máng uống bố trí cạnh máng ăn để chim thuận tiện trong ăn uống. Mỗi ngăn chuồng nên bố trí 2 máng ăn và 1 máng uống là phù hợp.

3.2 Phòng bệnh

Để phòng bệnh cho chim trĩ thật tốt, đầu tiên người chăn nuôi cần đảm bảo chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ, tránh xa khu dân cư, tránh xa các chuồng trại nuôi gia cầm khác, cần làm vệ sinh thường xuyên.

Chọn được chim trĩ giống có chất lượng tốt, khỏe mạnh và có nguồn gốc rõ ràng, không bệnh tật. 

Thường xuyên bổ xung các chất dinh dưỡng, thuốc phòng bệnh qua nước uống. Cụ thể là bổ xung thêm gluco kc (mua ở hiệu thuốc thú y) theo tỉ lệ 1gam /0,7 lít nước( hay pha nửa chụp nước loại 1,5 lít với 1gam gluco kc).

      Với những thông tin trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp được các bạn sắp nuôi hoặc đang nuôi chim trĩ đỏ có thêm những kiến thức để áp dụng cho việc chăn nuôi đạt hiệu quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. 


Năm 2016, sản phẩm của chúng tôi có rất nhiều cải tiến mới, chất lượng luôn được nâng cao, sự hài lòng của khách hàng luôn là động lực để chúng tôi làm việc hăng say. Xem chi tiết tại Máy ấp trứng Mactech 2016.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Thiết kế bởi vuicuoilen (2LAN theme)
zalo
Nhắn tin trên Zalo
hotline
Đặt hàng: 0969 610 118
bảo hành
Kỹ thuật: 0982 642 621