logo vui cười lên
hotline-header

Ấp trứng vào mùa lạnh – Những lưu ý quan trọng


Mùa đông là thời điểm thời tiết lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường, ảnh hưởng lớn đến quá trình ấp trứng bằng máy. Nếu không chuẩn bị kỹ, trứng rất dễ chết phôi, nở muộn hoặc tỷ lệ nở thấp. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ một số lưu ý quan trọng khi ấp trứng vào mùa lạnh để bạn có thể chủ động hơn và nâng cao hiệu quả ấp nở.

Ấp trứng bằng máy
Ấp trứng vào mùa lạnh – Những lưu ý quan trọng

1. Vị trí đặt máy, giữ ấm cho máy

Vào mùa lạnh, máy ấp trứng cần được đặt ở nơi kín gió, tránh gió lùa, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp và không để ngoài hành lang, sân, hiên nhà. Nên đặt máy trong phòng kín, có thể lót thêm xốp dưới đáy hoặc quây bìa xung quanh để giữ nhiệt tốt hơn. Nếu nơi bạn ở có mùa đông quá lạnh (nhiệt độ phòng dưới 15°C), có thể trùm một tấm vải mỏng hoặc vỏ chăn phủ kín máy để giữ nhiệt cho máy tốt hơn.

Máy ấp trứng mini
Ấp trứng vào mùa lạnh – Những lưu ý quan trọng

2. Đánh dấu ngày ấp

Khi cho trứng vào máy, bạn nên đánh dấu ngày ấp lên khay hoặc ghi sổ để dễ theo dõi từng lứa. Mùa đông có thể làm quá trình phát triển của phôi chậm hơn một chút so với bình thường, việc ghi nhớ thời gian ấp sẽ giúp bạn chủ động soi trứng, điều chỉnh nhiệt độ và chuẩn bị máy nở đúng lúc.

Trứng bồ câu
Ấp trứng vào mùa lạnh – Những lưu ý quan trọng

3. Theo dõi nhiệt độ thường xuyên

Nhiệt độ trong mùa đông dễ bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh bên ngoài. Mặc dù máy ấp trứng tự động đã có cảm biến điều khiển nhiệt độ, nhưng bạn vẫn nên thường xuyên kiểm tra bằng nhiệt kế rời để đảm bảo máy không bị sai số. Ví dụ nhiệt độ ấp trứng gà thông thường khoảng 37,5°C. Nếu nhiệt độ trong máy tụt xuống dưới 37°C và kéo dài, phôi sẽ phát triển chậm hoặc chết phôi.

Xem thêm: Cách sử dụng máy ấp trứng vào mùa đông

Đo nhiệt độ trong máy bằng nhiệt kế thủy ngân
Ấp trứng vào mùa lạnh – Những lưu ý quan trọng

4. Theo dõi độ ẩm

Không khí lạnh thường rất khô, độ ẩm trong máy dễ bị thiếu nếu không bổ sung nước đầy đủ. Độ ẩm thấp khiến trứng bị mất nước, phôi phát triển kém và khó nở. Do đó, bạn cần kiểm tra khay nước trong máy hằng ngày. Có thể sử dụng thêm khăn ẩm, bọt biển đặt trong máy để tăng độ ẩm nếu cần. Độ ẩm nên duy trì ở mức 40 – 50% vào mùa đông là được.

Cài đặt độ ẩm
Ấp trứng vào mùa lạnh – Những lưu ý quan trọng

5. Soi trứng trước ngày nở

Bạn vẫn cần soi trứng định kỳ nhưng đặc biệt chú ý soi trứng trước ngày nở chuẩn khoảng 1 ngày để kiểm tra xem tình trạng trứng như thế nào. Tùy vào tình trạng trứng mà bạn sẽ có biện pháp can thiệp sớm giúp trứng nở tốt hơn. Vậy nên nhất thiết cần phải soi trứng trước ngày nở và đừng quên điều này.

Soi trứng sắp nở
Ấp trứng vào mùa lạnh – Những lưu ý quan trọng

6. Điều chỉnh nhiệt độ khi cần

Trong một số trường hợp, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ ấp tăng hoặc giảm để đảm bảo trứng nở được tốt hơn. Việc bạn điều chỉnh như thế nào căn cứ vào kết quả soi trứng trước ngày nở vừa nói ở trên. Nếu bạn soi trứng trước ngày nở 1 ngày mà thấy trứng có dấu hiệu nở rồi thì trứng sẽ nở đúng ngày. Nếu soi trứng mà chưa có dấu hiệu nở (túi khí ở đầu to của trứng chưa mở rộng) bạn cần tăng thêm nhiệt độ ấp 0.1 – 0.2 độ để trứng nở đúng ngày chuẩn hơn.

Xem thêm: Làm thế nào để biết trứng sắp nở trong máy ấp

Trứng ngỗng
Ấp trứng vào mùa lạnh – Những lưu ý quan trọng

Ấp trứng vào mùa lạnh không quá khó nếu bạn nắm rõ những điểm cần lưu ý như vị trí đặt máy, giữ nhiệt ổn định, bổ sung độ ẩm đầy đủ và theo dõi thường xuyên. Việc chủ động điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và soi trứng định kỳ sẽ giúp nâng cao tỷ lệ nở ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có một vụ ấp trứng thành công trong mùa lạnh.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Thiết kế bởi vuicuoilen (2LAN theme)
zalo
Nhắn tin trên Zalo
hotline
Đặt hàng: 0969 610 118
bảo hành
Kỹ thuật: 0982 642 621