logo vui cười lên
hotline-header

Kỹ thuật nuôi gà hậu bị và một vài lưu ý quan trọng


Gà hậu bị không phải tên của một giống gà mà để chỉ chung cho những con gà được nuôi để sinh sản. Trước khi gà thành thục bước vào giai đoạn sinh sản, những con gà này được gọi chung là gà hậu bị. Kỹ thuật nuôi gà hậu bị cũng khác so với nuôi gà thương phẩm. Khi nuôi gà hậu bị, ngoài chú ý về mặt dinh dưỡng, các bạn còn cần đảm bảo gà phát triển đồng đều và trọng lượng của gà tăng khoảng 5% so với mức tiêu chuẩn. Sau đây là kỹ thuật nuôi gà hậu bị và một số lưu ý quan trọng khi nuôi gà hậu bị các bạn nên biết.


Kỹ thuật nuôi gà hậu bị
Kỹ thuật nuôi gà hậu bị

Kỹ thuật nuôi gà hậu bị

Khi nuôi gà hậu bị các bạn cần chú ý đến khâu chọn giống, chế độ dinh dưỡng, chế độ chiếu sáng, nhiệt độ, độ ẩm chuồng, mật độ nuôi và cả quy trình phòng bệnh. Cụ thể như sau:

Chọn gà hậu bị

Tiêu chuẩn chọn gà hậu bị các bạn có thể chọn khi gà mới nở hoặc chọn khi gà được 6 tuần tuổi. Đối với những bạn ít kinh nghiệm thì nên chọn gà lúc 6 tuần tuổi sẽ dễ hơn. Nếu chọn gà hướng thịt thì chọn gà trống với ngoại hình cân đối, ức lớn, rộng, thế đứng hùng dũng, ức dốc ở góc khoảng 45 độ. Gà mái chọn con có trọng lượng trung bình ở mức cao. Nếu chọn gà hướng trứng thì chọn con mái có ngoại hình cân đối, xương ức thẳng, không dị tật ở mỏ, ngón chân. Gà trống chọn theo tiêu chuẩn như ở trên nhưng số lượng gà trống thường chỉ bằng 10% gà mái. Ví dụ chọn 10 gà mái để đẻ trứng thì chỉ cần chọn 1 gà trống là đủ. 

Khi gà đã lớn hơn, các bạn tiếp tục sàng lọc gà hậu bị dựa theo các tiêu chuẩn về ngoại hình hay đặc điểm sinh sản. Các tiêu chuẩn này đã nêu ra rất nhiều ở các bài viết khác nên trong bài viết này sẽ không nhắc lại nữa.

Mật độ nuôi gà hậu bị

Mật độ nuôi gà hậu bị các bạn cần đảm bảo mật độ phù hợp theo mức sau:

  • Gà dưới 2 tuần tuổi: mật độ gà hướng trứng 50 – 60 con/m2, mật độ gà hướng thịt 50 – 60 con/m2.
  • Gà 3 – 8 tuần tuổi: mật độ gà hướng trứng 20 – 30 con/m2, mật độ gà hướng thịt 15 con/m2.
  • Gà 9 – 18 tuần tuổi: mật độ gà hướng trứng 12 – 15 con/m2, mật độ gà hướng thịt 8 – 10 con/m2.

Chế độ dinh dưỡng

Cho gà ăn các thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng phù hợp. Thức ăn cần đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng khoảng 2900 calo/kg với hàm lượng protein từ 16 – 18%. Trung bình lượng thức ăn mà gà tiêu thụ bằng 1/10 trọng lượng cơ thể gà. Bạn không nên cho gà ăn dồn vào 1 bữa mà nên chia thành nhiều bữa để gà tiêu hóa tốt hơn.

Nếu thấy trọng lượng của gà không đạt chuẩn theo tuổi hoặc tăng quá nhanh theo tuổi thì nên cân đối lượng thức ăn (tăng hoặc giảm) để gà đạt trọng lượng phù hợp hơn. Nếu bạn muốn chuyển sang loại cám khác thì không nên chuyển ngay mà nên chuyển dần trong khoảng 1 tuần là tốt nhất.

Kỹ thuật nuôi gà hậu bị
Kỹ thuật nuôi gà hậu bị

Chế độ chiếu sáng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên. Nếu bị ánh sáng kích thích nhiều, tuyến yên sẽ tiết ra các hóc môn khiến gà thành thục sớm và ngược lại. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thời gian chiếu sáng phù hợp cho gà giai đoạn hậu bị là 10 giờ/ngày. Nếu thiếu sáng bạn cần có biện pháp dùng ánh sáng nhân tạo, nếu ánh sáng quá nhiều thì nên có biện pháp che chắn để giảm bớt thời gian chiếu sáng cho gà.

Nhiệt độ nuôi thích hợp

Gà cũng như các loại gia súc gia cầm khác đều phù hợp nuôi ở môi trường mát mẻ. Khi điều kiện thời tiết thuận lợi gà sẽ lớn nhanh, ít bệnh tật. Nhiệt độ thích hợp để nuôi gà là khoảng 21 – 27 độ C. Nếu thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh bạn cần có biện pháp chống nóng, chống lạnh cho gà. Nếu trời quá nóng bạn có thể dùng hệ thống phun sương kết hợp che chắn để giảm nhiệt cho chuồng trại. Nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn 16 độ C bạn cần phải thắp thêm bóng đèn sợi đốt hoặc đèn hồng ngoại để sưởi ấm cho gà.

Kỹ thuật nuôi gà hậu bị
Kỹ thuật nuôi gà hậu bị

Độ ẩm phù hợp cho gà phát triển

Độ ẩm ít được nhắc đến khi nuôi gà nhưng thực ra độ ẩm có mối quan hệ mật thiết tới nhiệt độ. Độ ẩm phù hợp cho gà phát triển là ở mức 50 – 75%. Ở độ ẩm này gà sẽ phát triển tốt nhất ít gặp các vấn đề về bệnh tật.

Phòng bệnh cho gà hậu bị

Gà hậu bị cũng như gà nuôi thông thường đều cần phải phòng bệnh bằng các loại thuốc thú y. Có 3 loại vắc xin nhất định cần tiêm cho gà là vắc xin IB, vắc xin ESB và vắc xin Imopest (phòng Newcastle). Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm các loại thuốc thú ý khác để tăng cường sức đề kháng cho gà.

Kỹ thuật nuôi gà hậu bị
Kỹ thuật nuôi gà hậu bị

Một số lưu ý quan trọng khi nuôi gà hậu bị

  • Thể trọng của gà hậu bị rất quan trọng, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gà hậu bị có thể trọng lớn hơn mức tiêu chuẩn 5% là tốt nhất. Gà hậu bị có thể trọng nặng tuy nuôi sẽ tốn chi phí nhiều hơn nhưng hiệu quả kinh tế lại cao hơn.
  • Khi nuôi gà hậu bị, lý thuyết là một chuyện nhưng thực tế lại là chuyện khác. Khi cho gà ăn, các bạn cần kiểm soát lượng thức ăn theo trọng lượng của gà so với trọng lượng tiêu chuẩn tính theo tuần để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.
  • Gà thừa cân các bạn không nên cắt giảm khẩu phần ăn của gà ngay mà phải duy trì khẩu phần ăn sau đó giảm dần theo tuần.
  • Trước khi gà bước vào giai đoạn đẻ trứng lần đầu tiên, nên chuyển sang chế độ ăn cho gà đẻ trước 2 tuần để gà có đủ dinh dưỡng bước vào giai đoạn sinh sản.

Với các thông tin trên, nếu bạn còn thắc mắc về kỹ thuật nuôi gà hậu bị, hãy để lại comment để được Mactech giải đáp cụ thể hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Thiết kế bởi vuicuoilen (2LAN theme)
zalo
Nhắn tin trên Zalo
hotline
Đặt hàng: 0969 610 118
bảo hành
Kỹ thuật: 0982 642 621