logo vui cười lên
hotline-header

Bồ câu chung thủy hay là chúa ngoại tình


May ap trung bo cau – Hình ảnh đôi chim bồ câu cắn mỏ vào nhau thường được nhắc đến khi nói tới sự chung thủy. Trong các đám cưới, hình ảnh đôi chim bồ câu cũng là hình ảnh được lựa chọn để khắc họa và cầu chúc cho đôi bạn sống với nhau thuận hòa thủy chung như đôi chim bồ câu. Thực tế thì chim bồ câu sống với nhau rất quấn quýt nhưng chỉ cần sểnh ra là đi “ngoại tình” ngay. Sự thật phũ phàng này chỉ có những ai nuôi bồ câu nhiều mới biết và mới thấy chứ bình thường thì không mấy ai để ý chúng ngoại tình đâu.


Bồ câu chung thủy hay là chúa ngoại tình
Bồ câu chung thủy hay là chúa ngoại tình

Bồ câu chung thủy hay là chúa ngoại tình

Chim bồ câu khi thành thục sẽ tự động ghép đôi. Nếu để tự ghép đôi thì thường tỉ lệ ghép đôi sẽ đạt tới 100% nhưng nếu ép ghép đôi thì đôi khi không ghép được mà chúng sẽ đánh nhau. Khi ghép đôi rồi bồ câu sẽ sống cùng nhau trong tổ, thi thoảng chúng ghé vào nhau, lúc thì rỉa lông cho nhau, … bồ câu ghép đôi rất quấn quýt lấy nhau nhìn giống như một gia đình hạnh phúc. Đây là lý do khiến mọi người lấy bồ câu là biểu tượng tình yêu và sự chung thủy.

Tuy nhiên, chim bồ câu khi nuôi theo hình thức thả vườn hoặc nuôi trong nhà cho bay tự do với số lượng lớn thì bạn mới thấy được bồ câu có chung thủy hay không. Vào thời gian chim đẻ trứng và nuôi con, bồ câu bố mẹ sẽ thay nhau ấp trứng và nuôi con. Khi chim mái ấp thì chim trống bay sẽ nhởn nhơ bay ra ngoài kiếm ăn, khi chim trống ấp, chim mái sẽ bay ra ngoài dạo chơi. Tất nhiên, chúng ra ngoài mà gặp phải đối tượng khác thì rất dễ đi “ngoại tình”. Chim trống nếu thấy chim mái khác sẽ xù lông và đầu gật gù liên tục (động tác gù mái, tán tỉnh), nếu chim mái nào mà chịu trống thì sẽ nằm ẹp xuống cho chim trống … làm gì thì làm. Còn nếu là chim mái ra ngoài gặp chim trống khác tán tỉnh mà “ưng” thì sẽ nằm ẹp xuống. Nói chung, tỉ lệ ngoại tình của chim bồ câu la rất cao.

Chim bồ câu sợ mùi gì
Đôi chim bồ câu trắng

Một sự thật khác về chim bồ câu

Chim bồ câu ngoài việc dùng làm biểu tượng về sự chung thủy thì còn được coi là biểu tượng của hòa bình. Thế nhưng, nếu bạn nuôi bồ câu thả sẽ thấy con bồ câu nào mà bay nhầm tổ hay lảng vảng quanh tổ thì chủ nhân của chúng sẽ không hiền lành chút nào mà đánh đuổi ngay. Trường hợp bồ câu đánh nhau sứt đầu mẻ trán, trụi lông là chuyện hết sức bình thường. Thậm chí sau “trận chiến” có con bồ câu máu chảy ròng ròng chạy đi cũng không phải là hiếm. Vậy nên, bồ câu là biểu tượng của hòa bình nhưng thực tế chúng đánh nhau lại rất ác liệt và … máu me.

Như vậy, có thể thấy rằng bồ câu không những không chung thủy mà còn khá hiếu chiến khi có kẻ xâm phạm vào khu vực tổ của mình. Do đó, dù bồ câu là biểu tượng của sự thủy chung và hòa bình nhưng dù sao thì nó cũng là biểu tượng thôi chứ các bạn đừng tin là thật.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Thiết kế bởi vuicuoilen (2LAN theme)
zalo
Nhắn tin trên Zalo
hotline
Đặt hàng: 0969 610 118
bảo hành
Kỹ thuật: 0982 642 621