Hiện nay chăn nuôi ngỗng cũng trở nên phổ biến, do thị trường thực phẩm cũng đã có nhiều thay đổi nên thịt ngỗng ngoài các nhà hàng quán xá tiêu thụ thì hiện nay người dân tiêu dùng đã có xu hướng sử dụng thịt ngỗng trong thực đơn hàng ngày, đây cũng là một hướng mới trong chăn nuôi.
Xem thêm:
Chăn nuôi ngỗng cũng được phát triển thành trang trại và việc ấp trứng ngỗng cũng được nhiều người chăn nuôi tìm hiểu để thuận tiện hơn trong việc sản xuất con giống.
Trứng ngỗng cũng giống như trứng vịt, trứng ngan đều là giống thủy cầm nên chế độ ấp cũng giống nhau về nhiệt độ và độ ẩm, thời gian ấp trứng ngỗng là 30, 31 ngày.
Thiết lập nhiệt độ và độ ẩm cho ấp trứng ngỗng
– Từ ngày 1 đến ngày 12 thiết lập nhiệt độ 37.8°C để phôi trứng phát triển tốt nhất, giai đoạn này trứng hấp thu nhiệt rất nhiều. Trong giai đoạn này trứng chỉ cần sử dụng chế độ đảo của máy ấp. Thiết lập độ ẩm ở mức 60%.
– Từ ngày 12 đến ngày nở (ngày 30, 31) thiết lập nhiệt độ 37.3°C, giai đoạn này trứng bắt đầu sinh nhiệt nên cần nhiệt độ thấp hơn, mỗi ngày cần đưa khay trứng ra ngoài để xịt nước mát lên trứng và để khô trong vòng 30 phút đồng thời cũng lật trứng nghiêng sang phía ngược lại. sau đó lại cho vào ấp bình thường, việc này cần thực hiện thường xuyên tới khi nở. Độ ẩm duy trì ở mức 60%.
– Giai đoạn trứng nở: trứng bắt đầu bổ mỏ thì có thể đưa trứng xuống khay nhựa để bên dưới đáy của máy ấp, ngỗng con sẽ tự nở và đi lại trong đó, để ngỗng con trong máy ấp khoảng 5 giờ cho khô lông và khỏe mạnh sau đó chuyển sang lồng nuôi được thắp đèn giữ ấm.
Lời kết: Cách ấp trứng ngỗng bằng máy ấp trứng chỉ đơn giản có vậy thôi, các bạn cứ thực hiện đúng như vậy là được. Tất nhiên ấp tốt hay không còn phụ thuộc vào chất lượng trứng và chất lượng máy ấp có đồng đều nhiệt độ hay không, độ dốc đảo trứng có đạt hay không…